Nông NghiệpNông Nghiệp Hữu Cơ

Các Loại Cây Họ Đậu Cải Tạo Đất (P1)

Ngoài các loại cây che phủ có chức năng cố định đạm cải tạo đất mà chúng ta thường gặp như : lạc dạc, đậu đen, đậu nành, đậu đũa … thì còn rất nhiều cây thuộc họ đậu khác mà chúng ta quen thuộc nhưng không biết đó là cây họ đậu.

Chúng tôi tổng hợp lại một số cây họ đậu để các bạn dễ tìm kiếm và áp dụng cho canh tác nông nghiệp của mình thuận lợi hơn.

Contents

Keo dậu hay keo giậu

Keo dậu hay keo giậu (danh pháp hai phần: Leucaena leucocephala), còn có tên khác là táo nhơn, bọ chét, keo giun, là một loài cây gỗ nhỏ, loài cây này tại Việt Nam thường được trồng làm hàng rào nên người ta thường gọi là keo dậu.

Nó thuộc về chi Keo dậu (Leucaena) trong Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), họ Đậu (Fabaceae), bộ Đậu (Fabales) và sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Tán rộng, vỏ cây màu xám.

Lá thuộc dạng lá kép lông chim 2 lần chẵn, trên cuống lá cấp 1 có các tuyến hình chậu (một đặc điểm điển hình thuộc phân họ trinh nữ). Hoa tự đầu trạng, tràng hoa màu trắng.

Quả tạo thành chùm. Hạt khi xanh có thể ăn được và thường dùng làm thuốc trục giun, khi quả chín, hạt chuyển màu nâu đen.

Keo dậu ngoài cải tạo đất còn một số cách sử dụng khác

Hiện nay nó được coi như là một nguồn cung cấp than củi và năng lượng (tương đương 1 triệu thùng dầu hàng năm từ diện tích 120 km²) hay thuốc trừ giun ở Sumatra, Indonesia.

Trong tiếng Indonesia nó được gọi là petai cina và trong tiếng Java là lamtoro hay lamotorogung.

Nó được coi là một cỗ máy sản xuất sinh khối, do sản lượng lá của nó tương đương với khối lượng khô khoảng 2-20 tấn/ha trong một năm và củi khoảng 30–40 m³/ha trong một năm, với sản lượng có thể gấp đôi trong những khu vực có khí hậu thích hợp.

Nó cũng là loài cây rất hiệu quả trong việc cố định đạm, với khối lượng lớn hơn 500 kg/ha mỗi năm.

Quả và lá keo dậu có thể dùng làm thức ăn phụ cho gia súc.

Do khả năng sinh thái có thể tái sinh hạt rất tốt nên người ta thường sử dụng keo dậu làm 1 loài cây tiên phong phục hồi rừng.

Hạt keo dậu sẽ được gieo vãi trên đất mất tính chất đất rừng, keo dậu nảy mầm và sẽ cải tạo dần tính chất đất ở đây, tạo hoàn cảnh cho các loài cây gỗ khác có thể sinh trưởng.

Tại Việt Nam, cây keo dậu còn có tên gọi khác là bình linh (Nam Bộ), táo nhơn (Trung Bộ) hay bọ chít v.v.

Keo dậu phát triển ở hầu hết các vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng nhiều ở nam Trung Bộ, như ở Khánh Hòa.

Keo dậu sinh trưởng tốt trên đất thoát nước, ít chua, có thể thích ứng với đất mặn vừa ven biển. Keo dậu chịu khô hạn rất tốt nhưng không chịu úng đặc biệt là khi còn non.

Bột keo dậu là thức ăn bổ sung caroten, vitamin, khoáng chất cho gia cầm và gia súc non.

Lượng protein trong lá keo dậu khá cao (270 – 280 g/kg), tỷ lệ xơ thấp (155 g/kg) và hàm lượng caroten khá cao (200 mg).

Keo dậu có chứa độc tố mimosin nên chỉ sử dụng dưới 25% trong khẩu phần cho gia súc nhai lại, dưới 10% đối với lợn và dưới 5% đối với gia cầm.

Tuy nhiên ở nhiều vùng thì nó lại bị coi là loại thực vật xâm hại.

Kim Tước Chi Hay Cây Chuỗi Hoa Vàng

Cây chuỗi hoa vàng còn có tên gọi khác là cây kim tước, có tên khoa học là Laburnum, tên tiếng anh là golden Chain.

Đây là cây rụng lá nhỏ, một chi của hai loài cây gỗ nhỏ trong phân họ Đậu (Fabaceae), Laburnum anagyroides (kim tước phổ biến) và L. Alpinum.

Cây chuỗi hoa vàng có nguồn gốc núi của miền nam châu Âu từ Pháp đến bán đảo Balkan.

Một số nhà thực vật học bao gồm một loài thứ ba, Caramanicum Laburnum, nguồn gốc đông nam châu Âu và Tiểu Á thường được xem là một chi riêng biệt Prodocytisus, liên quan chặt chẽ hơn với loài brooms.

Cây chuỗi hoa vàng có màu vàng tươi sáng bằng hạt đậu, hoa mọc thành các cành rũ xuống 10-30 c (4-12 in) dài trong mùa xuân, rất phổ biến là loài cây vườn. Các lá dạng ba, hơi giống như cỏ ba lá.

Lưu Ý

Tất cả các bộ phận của cây đều độc , và có thể gây tử vong nếu tiêu thụ quá nhiều.

Các triệu chứng của ngộ độc cây Kim Tước có thể bao gồm buồn ngủ dữ dội, nôn mửa, co quắp, hôn mê, trào nước bọt và giãn con ngươi mắt.

Trong một số trường hợp, tiêu chảy nghiêm trọng, và đôi khi co giật là rõ rệt như chứng phong đòn gánh .

Độc tố chính của Kim tước là Cytisine , một chủ vận thụ thể nicotinic agonist .

Cây Keo Thơm

Keo nước hoa hay keo ta, keo thơm, rum tai, mâm côi (danh pháp hai phần: Acacia farnesiana) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (L.) Willd. miêu tả khoa học đầu tiên

Mô tả: Cây bụi hay cây nhỏ cao 2-4m, cành vặn nhiều hay ít, không đều, nhẵn; lá kèm biến thành gai, nhọn, dài 1-2cm.

Lá kép lông chim hai lần, có 4-8 cặp lá chét bậc nhất; các lá này lại mang 10-20 đôi lá chét bậc hai hình dải dài 3-4cm, rộng 3-4mm.

Cụm hoa là những đầu hình cầu có cuống, xếp thành bó gồm nhiều hoa màu vàng nghệ.

Quả màu nâu đen hình trụ thẳng hay cong, dài 4-7cm, rộng 1-1,3cm, chứa khoảng 10 hạt.

Hạt rất cứng, hình bầu dục dẹt, màu hung, bao bởi một lớp thịt trắng.Cây ra hoa tháng 5-11, có quả tháng 7-12.

Bộ phận dùng: Vỏ, rễ, lá, quả và hạt – Cortex, Radix, Folium, Fructus et Semen Acaciae Farnesianae.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới mọc hoang. Cũng được trồng làm cây cảnh và lấy hoa chiết tinh dầu thơm. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Thành phần hoá học: Cành và quả có chất gôm hoà tan, giàu tanin (ở quả 23%). Hoa chứa tinh dầu, hàm lượng 0,1-0,2%, trong đó có alcol: farnesol, geraniol, linalol… và một ether là salicylat metyl.

Tính vị, tác dụng: Tinh dầu có mùi mạnh, nóng và bền. Cây có tính chất làm se, tạo nhầy. Vỏ rễ thu liễm; rễ và lá nối gân xương.

Công dụng: Vỏ dùng làm thuốc thu liễm cầm máu. Nước sắc vỏ dùng rửa trong bệnh lậu. Lá rất dịu, đem luộc chín dùng đắp mụn nhọt, còn nước thì dùng rửa. Quả dùng nấu nước gội đầu. Hạt dùng để tẩy giun đũa.

Ở Trung quốc, rễ, lá dùng trị dao chém, gãy xương.

Cây Phượng Vĩ

Phượng hay phượng vĩ, phượng vỹ, xoan tây, điệp tây (danh pháp hai phần: Delonix regia) (họ Fabaceae), là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Tên gọi trong tiếng Trung của nó là 鳳凰木 (phượng hoàng mộc), 金鳳 (kim phượng).

Tên thông dụng trong tiếng Anh là: Flamboyant, Royal poincianaMohur tree.

Trong tiếng Việt, nên phân biệt: Phượng là cây to (đại thụ), cao tới 20 mét, trái dài 1 mét, rất nặng; còn phượng vỹ, cây nhỏ, cao tối đa 5 mét, trái dài 6 phân, hoa giống hình chim phượng với đuôi dài nên gọi là phượng vỹ (có nghĩa là đuôi chim phượng).

Cây Me Tây (Muồng Ngủ, Muồng Tím, Còng)

Còng hay còn gọi là muồng tím, muồng ngủ, me tây,.. tại các nước khác được biết đến với các tên gọi: cây Saman, Rain tree, Monkey pod, Filinganga, Gouannegoul, Marmar, T amalini, Palo de China

Còng có danh pháp hai phần là Samanea saman và rất nhiều danh pháp đồng nghĩa khác như: Albizia saman, Enterolobium saman, Inga saman, Pithecellobium saman… cây thuộc phân họ Mimosoideae, họ Fabaceae, bộ Đậu (Fabales).

Mô tả

Cây gỗ cực lớn, cao từ 15-25 m, trong điều kiện thích hợp có thể cao đến 50 m, gốc có bạnh vè lớn.

Đường kính thân và tán cây rất lớn, có khi tán cây rộng đến 30 m, hơn cả chiều cao của cây, tán lá rất rậm rạp, luôn luôn xanh có hình mâm xôi hay hình dù. Vỏ cây màu nâu đen.

Cụm hoa đầu, hoa nhỏ có năm cánh dính màu hồng hoặc tím nhạt, khi nở bung ra rất đẹp và thơm.

Lá kép lông chim hai lần chẵn, mang từ 6-16 cặp lá nhỏ, lá nhỏ dài 2–4 cm, lá ngủ trước khi mặt trời lặn hoặc trời vần vũ chuyển mưa nên có tên gọi là cây mưa.

Quả đậu, dẹp, không nứt, màu đà đen, dài 10– 20 cm

Sinh Trưởng

Cây sinh trưởng cực nhanh và có biên độ sinh thái rất rộng, thích nghi hầu như với mọi điều kiện khí hậu thời tiết: từ vùng biển cực kỳ khắc nghiệt cho đến vùng trung du, đồi núi; cây phù hợp với đa số các loại đất, có thể chịu được đất chua với độ pH từ 3,5; cây có khả năng chịu han rất cao, lượng mưa thích ứng từ 600–3000 mm.

Ở Phan Rang (Ninh Thuận) là vùng đất được xem là có lượng mưa thấp nhất Việt Nam (500mmm) cũng có thể trồng còng và cho cây phát triển rất tốt.

Sử Dụng

Công dụng quan trọng của cây Còng là làm cây che bóng, cây cảnh quan rất tốt do cây mọc nhanh, có tán đẹp và rộng, cây ít bị trốc đổ khi có gió bão.

Có thể trồng trên đường phố, công viên, trường hoc, bệnh viện, các khu dân cư lớn…

Ngoài ra cây còng còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: gỗ dùng đóng đồ gỗ thông thường, để khảm, chạm đồ thủ công mỹ nghệ cho khách du lịch.

Tại Hawaii gỗ Còng là một trong các gỗ thương phẩm đặc trưng dùng làm đồ lưu niệm như: muỗng, nĩa, đồ treo trên tường.

Trái và lá Còng do có đến 13-18% protein nên là một nguồn cung cấp thực phẩm rất tốt cho gia súc (dê, bò, cừu…).

Cây trên 5 tuổi có thể cung cấp đến 550 kg thực phẩm xanh/ năm. Ở Mỹ La tinh quả còng dùng làm nước giải khát để uống (tương tự nước me).

Nhiều bộ phận cây cũng có tác dụng làm thuốc như: tại Philippin vỏ và lá cây được dùng trị bệnh tiêu chảy, tại Venezuela rễ cây dùng trị bệnh ung thư dạ dày, tại Ấn Độ hạt được dùng để nhai trị vết thương ở cuống họng.

Cây Trắc ( Cẩm Lai )

Trắc hay còn gọi cẩm lai nam bộ (danh pháp khoa học: Dalbergia cochinchinensis) là loài thực vật thuộc họ Đậu được Pierre mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1898.

Trong danh pháp hai phần thì tính từ -cochinchinensis là chỉ xuất xứ Nam Kỳ của xứ Đông Dương thuộc Pháp cũ.

Hình Thái

Cây gỗ lớn, cao 25 mét, đường kính có thể tới 1m, gốc thường có bạnh vè. Vỏ nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ, vết đẽo dày màu vàng nhạt sau đỏ nâu.

Cành nhiều, cành non mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần. Lá kép lông chim 1 lần mọc cách, dài 15–20 cm.

Cuống lá dài 10–17 cm mang 7-9 lá chét. Lá chét hình trái xoan đầu nhọn dần, có mũi lồi ngắn. Hoa tự hình chùm hoặc xim viên chùy ở nách lá, các lá bắc sớm rụng.

Hoa lưỡng tính, không đều; đài hợp gốc, đỉnh xẻ 5 thùy, tràng hoa màu trắng. Nhị có cong thức 9+1. Quả đậu mỏng, dài 5–6 cm, rộng 1 cm, mang 1-2 hạt màu nâu, hạt nổi gồ ở quả

Sinh Thái

Cây trắc phát triển tương đối chậm. Lúc nhỏ thì chịu bóng, lớn lên ưa sáng. Cây mọc rải rác trong rừng, thường xanh hoặc nửa rụng lá.

Cây trắc mọc ở những nơi có độ cao tuyệt đối không quá 500m. Vào mùa khô, trắc rụng lá nhưng dễ nảy chồi mới.

Cây Sưa ( Trắc Thối )

Sưa hay còn gọi trắc thối (danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain), là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae) được Prain mô tả khoa học lần đầu năm 1901.

Loài này từng có thời gian được xếp làm thứ thực vật của loài Dalbergia rimosa (trắc dây)

Đặc điểm sinh học

Là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao từ 6-12m (cũng có thể cao tới 15m), sinh trưởng trung bình.

Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Vỏ thân cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Cành non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi là kép có từ 9-17 lá chét đính so-le trên cuống chính.

Lá chét hình xoan thuôn, đầu nhọn hoặc có mũi ngọn, đuôi tròn, mặt dưới phiến lá thường có màu tái trắng.

Kích thước lá chét dài từ 6–9 cm, rộng từ 3–5 cm, lá ché đính ở đầu cuống kép thường có kích thước lớn hơn các lá còn lại.

Cuống chính và các cuống lá chét không lông, phiên lá chét không lông. Có lá kèm nhỏ không lông, sớm rụng.

Hoa mọc ra từ nách lá, thường xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng, có kích thước 7-9mm, mùi thơm nhẹ.

Mùa hoa vào tháng 2-3. Quả dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài 5–7,5 cm, rộng khoảng 2-2,5 cm.

Quả chứa 1-2 hạt, mỗi hạt có đường kính khoảng 8-9mm, hình thận dẹp. Quả khi chín không tự nứt.

Sinh Thái

Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Phân bố ở đai độ cao tuyệt đối dưới 500m. Trong tự nhiên tìm thấy trong rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa.

Chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi nó là 越南黄檀 – Hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam).

Sử Dụng

Sưa có tán thưa, hoa trắng và thơm, có thể được trồng làm cây cảnh quan đường phố.

Gỗ Sưa cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là Trắc thối.

Gỗ Sưa chỉ dùng phần gỗ lõi cho giá trị kinh tế cao hơn phần gỗ giác. Gỗ sưa thớ mịn, vân thớ gỗ đẹp.

Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu.

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, giá trị thương phẩm của gỗ Sưa trên thế giới tăng đột biến do nhiều người Trung Quốc đổ xô săn lùng gỗ Sưa để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây.

Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy.

Hoa Sưa

Bồ Kết Ba Gai

Bồ kết ba gai (danh pháp hai phần: Gleditsia triacanthos) là một loài cây gỗ lá sớm rụng có nguồn gốc ở miền đông Bắc Mỹ.

Nó chủ yếu được tìm thấy trong các vùng đất ẩm ướt ven các thung lũng sông từ đông nam Nam Dakota kéo dài về phía nam tới New Orleans và miền trung Texas và về phía tây tới trung Pennsylvania.

Sử Dụng

Quả Bồ kết có thể sử dụng để nấu làm nước gội đầu, trị gàu rất tốt. Mặt khác, nó còn có tác dụng kích thích da đầu mọc tóc.

Nước nấu quả Bồ kết bôi lên da trong khi tắm sẽ làm sạch lớp ghét bám trên da một cách rất hữu hiệu, làm cho da sạch sẽ, mịn màng.

Tuy nhiên, nếu để nước bồ kết dính vào mắt thì sẽ làm cho niêm mạc trong mắt bị bỏng rát, sưng đỏ rất nguy hiểm.

Bồ Kết được trồng làm hàng rào để ngăn gia súc vì có nhiều gai nhọn.

Cây Trinh Nữ

Trinh nữ (từ tiếng Latinh: pudica hay còn gọi là cây xấu hổ, mắc cỡ, cây thẹn, hàm tu thảo; (danh pháp khoa học: Mimosa pudica L.) là một loại thực vật sống ít năm thuộc họ Đậu.

Loài này có đặc điểm là, các lá kép gập vào trong và cụp xuống mỗi khi bị chạm vào hoặc bị rung lắc để tự bảo vệ khỏi tổn hại, rồi mở lại vài phút sau đó.

Loài cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Trung Mỹ, nhưng giờ là một loài cỏ dại ở vùng nhiệt đới.

Nó có thể được tìm thấy ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Jamaica.

Nó phát triển chủ yếu ở những khu vực râm yên tĩnh, ít người sinh sống, dưới gốc cây.

Năm 2014, các nhà khoa học của Úc đã phát hiện ra cây trinh nữ có khả năng ghi sự việc đã xảy ra như động vật.

Miêu tả

Thân thảo đứng đối với cây non hoặc bò trườn đồi với cây trưởng thành. Thân cây có thể dài tới 1,5 m bò trườn hoặc tựa leo gần mặt đất, đối với thân cây tựa leo mỏng manh hơn thân cây bò trườn trên mặt đất. Vỏ thân cây có gai biểu bì thưa hoặc dày.

Lá cây kép lông chim 2 lần chẵn, có từ 1-2 cặp lá thứ cấp, mỗi lá thứ cấp lại có từ 5-13 cặp lá chét.

Các cuống lá sơ cấp cũng có gai. Những bông hoa tím hoặc hồng ở đầu cuống mọc lên từ nách lá vào giữa mùa hè.

Khi cây càng lớn thì hoa mọc càng nhiều hơn. Những bông hoa được thụ phấn nhờ gió và côn trùng.

Các hạt mầm có vỏ cứng nhằm hạn chế sự nảy mầm.

Rễ cây trinh nữ tạo nên carbon disulfide, ngăn ngừa một số loại nấm gây bệnh và cộng sinh từ phát triển trong vùng rễ của cây.

Điều này cho phép hình thành các nốt sần trên rễ có chứa các cố định đạm nội cộng sinh, nhằm sửa chữa nitơ trong khí quyển và chuyển đổi nó thành một dạng có thể sử dụng bởi thực vật.

Tất cả các phần của cây trinh nữ có nhiều nguồn cho là không tốt đối với sức khỏe, tuy không được liệt vào danh sách cây độc. Vì vậy khi trồng trong nhà nên ở những chỗ trẻ con và súc vật không chạm tới.

Cây Dáng Hương ( Giáng Hương )

Giáng/dáng hương hay giáng/dáng hương quả to, giáng/dáng hương căm-pôt, giáng/dáng hương chân, song lã có danh pháp hai phần là Pterocarpus macrocarpus.

Đây là một loài cây thuộc họ Đậu, là loài bản địa của Đông Nam Á, bao gồm đông bắc Ấn Độ, Myanma, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Tại Việt Nam, cây này phân bố ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Giáng hương thường mọc ở độ cao từ 100-800m so với mực nước biển, cây chịu được nhiêt độ tối cao tuyệt đối 37,7-44,4oC và tối thấp tuyệt đối 4,4-11,2oC, mọc tốt ở vùng có lượng mưa 1270–1520 mm/năm.

Ở Việt Nam cây này phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh. Mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan.

 

Related Articles

Back to top button