Sức Khỏe

Cách Điều Trị Viêm Tắc Động Mạch Với Đông Y

Viêm tắc động mạch chi là tình trạng khí trệ huyết ứ, kinh mạch dần dần bế tắc không nuôi dưỡng được tứ chi gây hoại tử. Một số bài thuốc dưới đây có thể hỗ trợ cải thiện chứng bệnh này.

Contents

1. Viêm tắc động mạch hay tắc nghẽn mạch máu là gì ?

Viêm tắc động mạch chi 

Viêm tắc động mạch là tình trạng viêm co thắt các động mạch hoặc xơ vữa gây thiếu máu nuôi dưỡng gây rối loạn dinh dưỡng và hoại tử tổ chức mô của cơ thể Đặc điểm diễn biến bệnh: Bệnh diễn biến với đau chi tăng dần, đau theo đợt, đau tăng khi đi lại đỡ khi nghỉ ngơi sau đó mạch đập yếu dần rồi mất mạch hẳn.

Thời gian giữa các đợt ngày càng ngắn lại và thời gian bệnh ngày càng kéo dài ra làm cho bệnh nhân đau đớn, toàn trạng suy sụp, hoại tử chi… cuối cùng phải chỉ định mổ cắt cụt chi. Ngoài ra bệnh nhân có thể tử vong do hoại tử chi lan rộng gây sốc nhiễm trùng nhiễm độc.

Vị trí thường tắc mạch là chi dưới, chi trên cũng có thể gặp và những vùng khác của cơ thể như tắc mạch vànhtắc mạch máu não,…

Bệnh viêm tắc động mạch thường gặp ở nam giới, người hút thuốc lá nhiều, béo phì,…

Triệu chứng theo Đông Y

Đau, mỏi cứng ở bắp chân, bắp đùi khi đi bộ thậm chí cả lúc nghỉ ngơi là biểu hiện của viêm tắc động mạch chi dưới.

Đau bàn tay, ngón tay liên tục, kể cả khi nghỉ, người bệnh thường mất ngủ, mệt mỏi vì đau; da tái và lạnh là những biểu hiện của viêm tắc động mạch chi trên.

Bệnh viêm tắc động mạch chi có thể không có triệu chứng gì nếu bệnh ở giai đoạn sớm. Do vậy việc điều trị bệnh thường được bắt đầu ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn hơn. Loét và hoại tử tứ chi kèm theo cảm giác đau liên tục, thuốc giảm đau không có tác dụng.

viem tac dong mach chi

Triệu chứng theo Tây Y

Các triệu chứng của bệnh viêm tắc động mạch bao gồm:

  • Dị cảm: Vùng tắc động mạch có cảm giác lạnh và dị cảm như: Tê bì, kiến bò, mỏi chi và giảm vận động của chi.
  • Dấu hiệu đau cách hồi: Dấu hiệu đau cách hồi biểu hiện khi bệnh nhân đi được một đoạn thì xuất hiện đau dữ dội và co rút cơ ở bắp chân, cần phải dừng lại để nghỉ cho đỡ đau sau đó mới có thể đi tiếp. Hiện tượng trên lặp đi lặp lại khi đi được 1 đoạn. Tình trạng đau cứ tiếp diễn và tăng dần quãng đường đi được giữa các lần nghỉ ngày càng ngắn lại trong khi thời gian phải nghỉ để đỡ đau ngày càng dài hơn.
  • Thay đổi màu sắc da vùng chi bị tổn thương theo tư thế. Bình thường thấy da có màu tái nhợt, khi bệnh nhân để thõng chân xuống (để máu đến chi nhiều hơn) thì thấy da đỡ tái nhợt và hồng hào lên.
  • Mạch yếu hoặc mất hẳn: Mạch chày sau và mạch mu chân yếu hoặc mất.
  • Các triệu chứng khác: Rối loạn tiết mồ hôi, da chi thường khô, teo, lông thưa, rụng, cơ bị teo, nhẽo, loét hoại tử đầu chi.

2. Các bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm tắc động mạch chi

2.1 Viêm tắc động mạch giai đoạn đầu và giữa

Biểu hiện: Sắc mặt xanh, người mệt mỏi, thích ấm, sợ lạnh, đầu chi tê lạnh đau, da trắng, xanh, hay bị chuột rút, đi thì đau nghỉ thì đỡ (dấu hiệu đau cách hồi), nước tiểu trong, đại tiện lỏng, dần dần đau liên miên, đau về đêm nhiều hơn, màu da ở chi xanh nhợt, lạnh, đầu chi khô.

Phương pháp chữa: Ôn kinh tán hàn, hành khí, hoạt huyết, thông lạc.

Dùng 1 trong số bài thuốc sau:

Bài 1: Thục địa, tang ký sinh, mỗi vị 16g, đương quy, xuyên khung, bạch thược, đan sâm, ngưu tất, hoàng kỳ, xuyên luyện tử, mỗi vị 12g; quế chi, đào nhân, hồng hoa, bạch giới tử, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Đương quy, cam thảo, mỗi vị 20g; kim ngân hoa, xích thược, qua lâu nhân, ngưu tất, mỗi vị 16g; huyền sâm, đào nhân, mẫu đơn bì, đan sâm, mỗi vị 12g; binh lang, chỉ xác, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Đan sâm, kim ngân hoa, bồ công anh, huyền sâm, mỗi vị 20g; sinh địa, đương quy, hoàng kỳ, mỗi vị 16g; hồng hoa, diêm hồ sách, mỗi vị 12g; nhũ hương, mộc dược, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Kim ngân hoa 40g; hoàng kỳ sống, đảng sâm, ngưu tất, thạch hộc, mỗi vị 16g, đương quy 12g. Sắc uống ngày một thang. Nếu bệnh nhân đau nhiều do huyết ứ thêm: đan sâm 16g, hồng hoa 8g, xuyên khung 8g, quế chi 6g.

Bài 5: Đảng sâm, bạch biển đậu, kê huyết đằng, ngưu tất, đan sâm, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 16g; huyết dụ, trạch lan, mỗi vị 12g, quế chi 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đan sâm thúc đẩy tuần hoàn máu, điều trị viêm tắc động mạch chi.

2.2 Viêm tắc động mạch chi giai đoạn nhiệt độc có dấu hiệu nhiễm khuẩn

Biểu hiện: Sưng nóng tại chỗ, loét hôi thối, đau dữ dội, sốt, miệng khô, nước tiểu đỏ.

Phương pháp chữa: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc.

Dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:

Bài 1: Kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 40g, ké đầu ngựa 20g; ngưu tất, ý dĩ; huyền sâm, sinh địa, đan sâm, thạch mộc, mỗi vị 16g; hoàng bá, vòi voi mỗi vị 12g. Sắc uống ngày mỗi thang.

Bài 2: Kim ngân hoa 40g, huyền sâm, đan sâm, mỗi vị 20g; Đương quy, thạch hộc, ngưu tất, hoàng kỳ, đảng sâm, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Thuốc dùng ngoài: Kê huyết đằng, đào nhân, tam lăng, mỗi vị 12g; quế chi 8g. Đun sôi kỹ, lấy nước ấm, ngâm ngày 2 lần.

2.3 Giai đoạn khí huyết đều hư (tương ứng với tình trạng kéo dài của bệnh)

Biểu hiện: Người mệt mỏi, hay ra mồ hôi, đau, vết loét không lành, tay chân lạnh.

Phương pháp chữa: Bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc.

Dùng 1 trong số bài thuốc sau:

Bài 1: Kim ngân 40g, ngưu tất, hoàng kỳ, đảng sâm, thạch hộc, mỗi vị 16 g, đương quy 12 g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Thục địa, bạch thược, đảng sâm, mỗi vị 16g; xuyên khung, bạch truật, hoàng kỳ, mỗi vị 1g, phục linh 8 g; cam thảo, nhục quế, mỗi vị g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Đan sâm, hoàng bá, mỗi vị 20g; quy bản, ý dĩ, hoàng kỳ, đảng sâm, bạch thược, ngưu tất, đỗ trọng, miết giáp, sinh địa, mỗi vị 16g; trùng tiết, uy linh tiên, hồng hoa, đào nhân, mộc qua, xuyên khung, phòng kỷ, tần giao, độc hoạt, phục linh, hoàng cầm, đương quy, mỗi vị 12g; mã tiền chế, trần bì, tế tân, binh lang, quế chi, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Nấu thành cao, uống từ l – 2 thìa cafe/ngày.

Related Articles

Back to top button