Sức Khỏe

Đau Bụng Kinh Và Cách Giảm Đau Bụng Kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Có một số người không đau và đau. Ngoài ra, có những hiện tượng đặc biệt hơn là đau dữ dội dù uống thuốc giảm đau vẫn không thể hết đau được.

Contents

Nguyên nhân đau bụng kinh 

Đau bụng kinh (đau bụng đến tháng hay đau bụng tới tháng) là những cơn đau hoặc co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện ngay trước và trong khi hành kinh. Một số phụ nữ chỉ cảm thấy cơn đau này hơi khó chịu, phiền nhiễu. Ngược lại, nhiều người lại chịu đựng những cơn đau dữ dội hơn và có thể gây cản trở hoạt động bình thường trong vài ngày.

Các bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Trong những trường hợp đó, việc điều trị triệt để nguyên nhân sẽ giúp giảm bớt cơn đau hiệu quả.

Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát

Dựa theo nguyên nhân thì đau bụng kinh (đau bụng đến tháng) được phân thành hai loại là nguyên phát và thứ phát:

  • Đau bụng kinh nguyên phát là những cơn đau xuất hiện lặp lại trong những lần có kinh và không liên quan đến bệnh lý khác. Cơn đau thường bắt đầu trước 1–2 ngày hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn thường cảm thấy đau ở bụng dưới, có khi kèm theo đau lưng hay đùi. Cơn đau ở mức độ nhẹ đến nặng tùy người, thường kéo dài từ 12–72 giờ, có thể đi kèm cảm giác buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thậm chí là tiêu chảy nhẹ.
  • Đau bụng kinh thứ phát là cơn đau liên quan đến một rối loạn hay bệnh lý ở cơ quan sinh sản của phụ nữ, như lạc nội mạc tử cung, bệnh tuyến tử cung, u xơ tử cung hay nhiễm trùng. Loại đau này thường diễn ra trước khi kỳ kinh bắt đầu và kéo dài hơn cơn đau bụng kinh thông thường. Cơn đau đau bụng kinh thứ phát thường không kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi hay tiêu chảy.

Đau bụng kinh do vấn đề khác

Nguyên nhân đau bụng kinh là do đâu? Theo các chuyên gia sản phụ khoa, ngoài nguyên nhân kể trên thì cơn đau bụng kinh có thể do một bệnh lý khác chưa được chẩn đoán gây ra. Khả năng đau bụng khi đến tháng liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi hơn, tầm khoảng 30–45 tuổi.

Các vấn đề có thể dẫn đến đau bụng kinh dữ dội gồm:

  • Lạc nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung
  • Viêm vùng chậu
  • Bệnh tuyến tử cung
  • Hẹp cổ tử cung

Dụng cụ tránh thai gây đau bụng kinh hay không ?

Không ít chị em thắc mắc đặt vòng tránh thai có gây đau bụng khi đến tháng không? Để có được câu trả lời, mời bạn đọc tiếp những chia sẻ ngay sau đây.

Vòng tránh thai là một dụng cụ được làm từ đồng và nhựa (plastic), đặt vừa bên trong tử cung nhằm mục đích ngừa thai. Việc đặt vòng tránh thai (IUD) có thể là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh, đặc biệt là trong vài tháng đầu được đặt.

Bạn có thể cảm nhận thấy cơn đau bụng kinh thay đổi khác hơn so với trước đây nếu cơn đau liên quan đến một vấn đề khác hay do biện pháp tránh thai. Ví dụ, bạn cảm thấy đau nhiều hơn hoặc thời gian đau kéo dài hơn bình thường. Bạn cũng có thể gặp phải các tình trạng sau:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Chảy máu giữa các kỳ kinh
  • Dịch tiết âm đạo đặc hơn hoặc có mùi hôi
  • Đau khi quan hệ tình dục

Vậy bị đau bụng kinh và có kèm một trong các dấu hiệu kể trên cần làm gì? Câu trả lời là bạn hãy đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị nếu cần.

Một số mẹo giảm đau được áp dụng

  • Sử dụng túi chườm ấm hay một chai nước ấm đặt lên vùng bụng dưới
  • Tập luyện một số bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe trước đó
  • Tắm bằng nước ấm
  • Dùng rượu gạo loại nguyên chất , tẩm bông gòn, đặt vào rốn và băng lại
  • Uống nước gừng hay quế khi còn ấm có tác dụng giảm đau hiệu quả
  • Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, có thể là paracetamol hay các thuốc NSAIDs phổ biến
  • Kiểm soát hormone sinh sản bằng các cách như dùng thuốc tránh thai dạng uống hay dán, tiêm, cấy dưới da… (cách này cần phải được sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ)
nước gừng giảm đau bụng kinh
Uống nước gừng (sinh khương) hoặc quế giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Đông y với đau bụng kinh hiểu như thế nào ?

Nguyên nhân 

Lúc hành kinh đau bụng như dùi đâm, vừa sốt, vừa rét, kinh ra như nước đậu đen là bởi hạ-tiều hàn thấp, mới ra như nước đậu đen, phải chữa bằng thuốc về huyết những vị cay đắng và ôn. Có người vì huyết thiếu mà bế sáp nên dưỡng huyết mà thuận khí. Có người vì khi trệ mà huyết bế sáp lại, phải bổ cả tỳ, phế và thận.

Kinh không thông phần nhiều có đau và sốt, thấy trước kỳ hạn là nhiệt, thấy sau kỳ hạn là hư yếu.

Kinh không thấy có người vì huyết trệ, có người vì huyết khô.

  • Hành kinh mà đau bụng thường xuyên và đau trước khi hành kinh là huyết-tích, đau sau khi hành kinh là hư yếu.
  • Hành kinh mà phát sốt, có người vì huyết thiếu mà có tích thì thường thường phát sốt, có người vì huyết thiếu mà nhiệt thì lúc hành kinh là phát sốt, đó là nguyên do nguyệt kinh không điều và đau bụng hay phát sốt.

Cách chữa đau bụng kinh trong YHCT

Vậy phép chữa phải điều khí, hành huyết, khai uất, bổ hư, và mát cho chân huyết.

Chữa chứng huyết phải hành khí cho nên dùng đến vị hương-phụ. Chữa chứng huyết phải giúp sức bằng vị thuốc nhiệt, cho nên thường dùng đến vị nhục-quế. Còn có người đại bệnh rồi mà kinh bế thì lúc khi huyết như thường là kinh lại hành.

Nếu huyết trệ kinh bế mà cần phải phá huyết sẽ dùng vị đại-hoàng hay là sơn-khô (can-lất), mà cũng không nên mạnh quá.

Có người có bệnh mà kinh nguyệt không đều thì phải chữa về bệnh trước. Có người vì không đều kinh mà sinh ra bệnh thì phải điều kinh trước.

Một số bài thuốc YHCT được sử dụng

  • Chưa đến kỳ hạn mà đã hành kinh là có nhiệt nên dùng bài lục-vị, cũng chứng ấy mà lại thấy ra nhiều cũng dùng bài Lục vị thêm những vị hải-phiêu-tiêu, bạch-chỉ, sài hồ, bạch thược, ngũ vị.
  • Nếu nửa tháng hay 10 ngày đã hành kinh là khí hư yếu, nên uống bài bổ-trung-thang.
  • Nếu quá kỳ hạn mới hành là chân hỏa kém mà hàn, là uất, là đàm cũng dùng bài bổ trung mà thêm những vị hương-phụ-chế, bán-hạ-chế và là ngải cứu sao, nếu sắc thấy đỏ nhạt cũng dùng bài thuốc ấy mà thêm vị nhục quế.
  • Hành kinh rồi mà đau bụng là khí huyết đều hư yếu, nên uống bài bát-trân . Nếu là hư nhiệt nên uống bài « tiêu-giao ».
  • Nếu vì khí trệ mà kinh ra không hết nên uống bài tứ-vật thêm vị mộc hương.
  • Nếu hành kinh rồi lại phát sốt mà mỏi mệt mắt không trông rõ là vì khi âm của tạng tỳ hư yếu, nên uống bài quy-tỳ và thêm bài bổ-trung mà không nên uống thuốc mát.

Người sắp hành kinh mà đau mình, người đương hành kinh hay là hành kinh rồi mà đau mình, đều là chân khí kém.

Có người đi cầu lỏng hai ba ngày rồi mới hành kinh là tạng tỳ và tạng thận đều hư yếu, nên uống bài quy tỳ-thang mà thêm bớt một hai vị.

Có người kinh ra nhiều quá rồi lại rớt trắng ra (bạch đới), ngày nhẹ đem nặng, đi cầu vô độ là dương hư yếu mà hàn trở xuống (dương thoát), nên uống bài thập toàn , mà huyết dược ít hơn khí được, hay là bài bổ-trung-thang.

Màu máu kinh nguyệt nói lên điều gì

  • Kinh ra thấy tím là phong nên uống bài tứ-vật thêm vị phòng-phong, bạch-chỉ, hoa kinh-giới sao.
  • Kinh ra thấy đen là nhiệt nên uống bài từ vật thêm hoàng cầm, hương-phụ, hoàng-liên (ít và tầm rượu sao).
  • Kinh ra mà đỏ nhạt là người yếu mà hàn, nên uống bài có khung quy thang thêm sâm-kỳ thược và hương-phụ. Nếu thêm có đàm mà thủy ngừng lại nên uống bài nhị-trần thang thêm xuyên-khung, xuyên-quy.
  • Nếu thấy như màu tro bụi, nên uống bài nhị trần thêm tần-bông, phòng-phong, thương-truật.
  • Nếu thấy như nước đậu nên uống bài tứ-vật thêm hoàng cầm và hoàng-liên đều sao.
  • Nếu thấy thành từng khối là khí-trệ, nên uống bài tứ-vật thêm vị hương-phụ, huyền-hồ, trần-bì, chỉ-xác.

Related Articles

Back to top button