Sức Khỏe

Hiện Tượng Đau Vai Gáy Là Bệnh Gì ? Nguyên Nhân, Phòng Và Trị Bệnh

Đau vai gáy là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về cơ xương khớp, phổ biến nhất là thoái hóa cột sống. Bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp chứ không riêng gì người cao tuổi mới hay bị như nhiều người quan niệm.

Contents

Đau Cổ Vai Gáy Là Gì ?

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.

Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng và có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy.

Với bệnh đau cổ vai gáy, ban đầu bệnh nhân có cảm giác đau nhẹ, mỏi vùng vai gáy và hạn chế vận động ở vùng cổ gáy, vùng đầu, tình trạng này thường xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Mỏi Vai Gáy

Có đến hơn 85% người phải ngồi 1 tư thế làm việc như công nhân may, lái xe, nhân viên văn phòng mắc bệnh này.

Tư thế ngồi không đúng khiến cột sống cổ bị cong, vẹo.

Các đốt sống lệch ra ngoài chèn ép lên hệ thống dây thần kinh và các phần mềm xung quanh biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau nhức xương khớp.

Hầu hết khoảng thời gian trong ngày những đối tượng này đều ngồi, lại ít vận động dẫn đến cơn đau ngày càng tăng dần lên cả về tần suất cũng như mức độ đau.

Ngoài nguyên nhân cơ học như nói ở trên thì 1 số thói quen như gối đầu quá cao, nằm nghiêng về 1 phía lâu không trở mình, tắm gội vào đêm khuya, gục đầu xuống bàn ngủ… cũng có thể gây ra đau vai gáy.

Đôi khi, đau mỏi vai gáy, bị tê chân tay không đơn thuần do thói quen, tư thế sai hay do tuổi tác khiến hệ xương khớp suy yếu mà nguy hiểm hơn, đây là dấu hiệu của 1 bệnh lý nào đó.

Tiêu biểu nhất là thoái hóa đốt sống cổ, dính khớp bả vai, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống, loãng xương…

Đau cổ vai gáy cũng có thể là nguyên nhân của các bệnh : thoái hóa, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, thiểu năng vành, u đỉnh phổi…

Bệnh thường xuất hiện sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng hoặc bị nhiễm lạnh.

Bệnh sẽ tăng khi đứng, đi, ngồi lâu hoặc ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi; bệnh sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Triệu Chứng Đau Mỏi Vai Gáy

Sở dĩ đau mỏi vai gáy bị coi thường là do người mắc chưa nhận thức hết được mức độ nguy hiểm của bệnh.

Nếu cơn đau thoáng qua, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn hoặc xoa bóp 1 chút là khỏi thì không sao nhưng nếu chúng lặp đi lặp lại nhiều lần kèm những dấu hiệu sau thì hãy cảnh giác:

  • Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi bạn vừa trải qua giấc ngủ đêm dài hoặc đau ngay sau khi vừa khiêng vác, vận động mạnh.
  • Cơn đau diễn biến tệ hơn khi trời trở lạnh hoặc khi bạn thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, đi lại. Đau giảm khi được nghỉ ngơi.
  • Những cơn đau vai gáy cấp tính có thể đến và đi nhanh chóng chỉ trong vài tiếng nhưng đôi khi nó cũng làm phiền bạn đến vài ngày.
  • Lúc đầu có thể chỉ đau ở 1 khu vực nhưng dần dần cơn đau lan sang cả cánh tay, khủy tay, cảm giác nặng nề như không thể nhấc tay lên được.
  • Nếu đau kèm những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đi loạng choạng như người say rượu thì có nghĩa bệnh đã trở nặng, cần ngay lập tức tìm đến bác sĩ chuyên khoa.
  • Đau mỏi vai gáy diễn ra liên tục khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên, tâm lý lúc nào cũng mệt mỏi, cau có, khó chịu, dễ xúc động, tư duy kém đi.

Bệnh đau mỏi vai gáy phải thường xuất hiện đột ngột với những triệu chứng từ đơn giản cho đến phức tạp.

Ban đầu là cơn đau nhẹ khiến người bệnh cảm thấy nhức mỏi ở phía bên vai phải, sau đó cơn đau tăng dần và lan rộng sang vùng cổ, vùng vai gáy gây tê buốt, thoái hóa cột sống.

Cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm khiến người bệnh mất ngủ, sức khỏe suy nhược, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.

Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi cũng khiến cho cơn đau tái phát và gia tăng khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mệt mỏi và đau đớn.

Điều Trị Đau Cổ Vai Gáy

1. Vật lý trị liệu

  • Chườm nóng bằng ngải cứu hoặc chườm lạnh bằng đá
  • Chiếu đèn hồng ngoại, kích thích xung điện, kéo dãn cột sống bằng máy Ưu điểm: phương pháp này khá phổ biến, bạn có thể thực hiện tại các phòng khám hoặc tự làm tại nhà. Nếu thực hiện đúng cách cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng nhờ khí huyết được lưu thông.

2. Châm cứu bấm huyệt

Vùng cổ và vai gáy chúng ta có rất nhiều huyệt đạo, nếu biết day, ấn đúng chỗ sẽ khiến cơn đau giảm đi nhanh chóng đồng thời tạo điều kiện cho máu và oxy lưu thông dễ dàng hơn làm giảm co thắt cơ.

3. Mát xa

Đây là cách làm đơn giản nhất, ngay khi thấy cơn đau xuất hiện tự bản thân người bệnh hãy dùng tay xoa bóp vào vùng bị đau, có thể sử dụng 1 số loại tinh dầu giúp thư giãn để đạt hiệu quả giảm đau mong muốn.

Chú ý nên đa dạng các động tác mát xa như day, ấn, xoa, miết…

4. Dùng cao dán

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cao dán trực tiếp lên vùng bị đau. Các tinh chất trong cao sẽ giúp bạn loại bỏ cơn đau tức thì.

5. Chườm nóng, chườm lạnh

  • Chườm nóng cũng có thể giúp giảm co cơ và giảm đau.
  • Chườm nóng bằng ngải cứu hoặc chườm lạnh với đá viên sẽ là liệu pháp hữu hiệu để người bệnh thư giãn.
  • Tốt nhất hãy chườm trước khi đi ngủ 1 tiếng để có giấc ngủ ngon.

Phương Pháp Xoa Bóp Bấm Huyệt Trị Đau Vai Gáy

Y học cổ truyền có nhiều phương pháp phòng trị đau cổ gáy rất hiệu quả. Sau đây là một số huyệt cơ bản có thể xoa bóp, bấm, châm cứu, hoặc chườm ấm ngày một vài lần.

Phong phủ: vị trí sau gáy giữa xương chẩm với đốt sống cổ C1. Tác dụng: khử phong tà, lợi cơ khớp, thanh thần trí…

Phong trì: vị trí phía sau tai chỗ hõm chân tóc. Tác dụng: khử phong, giải biểu, sơ tà thanh nhiệt, thông lợi cơ khớp…

Huyệt thiên trụ

Thiên trụ: vị trí giữa chân tóc gáy đo lên 0,5 tấc (huyệt á môn) đo ngang 1,3 tấc. Tác dụng: trị đau sau đầu, suy nhược thần kinh…

Huyệt đại chùy

Đại chùy: vị trí dưới gai đốt sống cổ C7. Tác dụng: giải biểu thông dương, sơ biểu tà, tăng sức đề kháng…

Đại trữ:vị trí dưới mỏm gai đốt sống lưng D1 đo ngang 1,5 tấc (huyệt hội của cốt). Tác dụng: khu phong tà, điều cốt tiết, thư cân mạch…

Huyền chung:vị trí trên mắt cá ngoài 3 tấc (huyệt hội của tủy). Tác dụng: tiết hỏa, đuổi phong thấp ở kinh lạc…

Trên đây là những huyệt cơ bản và có thể thêm huyệt theo “đối chứng trị liệu” như:

Nếu người hay sợ lạnh sợ gió do “nhiễm phong hàn”, thêm huyệt có tác dụng khu phong hàn trừ thấp như: phong môn, ngoại quan, lạc chẩm.

Nếu đau sau vận động quá mức do “sang thương” thêm huyệt tác dụng thư giãn cơ, thông kinh lạc, trấn thống như: khúc trì, hợp cốc…

Trường hợp đau nặng, tái phát nhiều lần nên đi khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp.

Huyệt phong môn

Huyệt phong môn: dưới mỏm gai đốt sống lưng 2 ra ngang 1,5 tấc.

Huyệt ngoại quan: trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ, ở mặt giữa sau cánh tay.

Huyệt lạc chẩm:nằm ở mu bàn tay, giữa đốt xương bàn tay ngón 2 và 3, sau khớp nối bàn và ngón tay khoảng 0,5 tấc.

Huyệt lạc chẩm

Huyệt khúc trì:co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.

Huyệt hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

Related Articles

Back to top button