Kiểm Soát Sâu Bệnh Theo Phương Pháp Hữu Cơ (P2)


Contents
BỐN BƯỚC THIẾT LẬP LẠI TRẬT TỰ TỰ NHIÊN
Việc cày xới đất làm xáo trộn sự cân bằng của các loài côn trùng, nấm, virút, vi khuẩn và các loài sinh vật khác sống trong đất.
Sự xáo trộn trong đất phá vỡ các ống dẫn của rễ và kết cấu đất vì vậy làm cho đất không thể thực hiện đƣợc chức năng của chúng.
Sự xáo trộn đất cũng làm mất nhanh các chất hữu cơ là nguồn thức ăn cho cây cối và các loài sinh vật khác.
Đất là nền tảng của nông nghiệp nhưng ở hầu hết các mảnh ruộng độ phì nhiêu đất hiện đang ở mức thấp nhất.
Trong hoàn cảnh như vậy, sự cân bằng giữa các hình thái sống của nhiều loại sinh vật khác nhau trong đất đang có nguy bị cơ xáo trộn nghiêm trọng.
1. Khôi phục lại độ phì của đất
“HÃY CHĂM SÓC CHO ĐẤT VÀ ĐẤT SẼ CHĂM SÓC LẠI CHO BẠN”
Đất đai khỏe mạnh tạo ra cây cối khỏe mạnh, cây cối khỏe mạnh chống lại sự xâm hại của sâu bệnh. Để cải tạo đất, Hãy ít đào xới, che phủ nhiều hơn và luôn bón phân ủ.
Bước đầu tiên để thiết lập lại trật tự tự nhiên là phải phục hồi độ phì nhiêu của đất bằng cách giảm đến mức thấp nhất việc làm xáo trộn đất và tăng tối đa các chất hữu cơ cho đất.
2. Tạo môi trường sống cho động vật ăn mồi
Bước thứ hai là tạo môi trƣờng sống tự nhiên thích hợp cho động vật ăn thịt và duy trì những gì đang có.
Ở đây nông lâm kết hợp có thể đóng vai trò quan trọng và khuyến khích việc làm đa dạng các loài cây dại ở những khu vực đất sỏi đá không canh tác và ở ven bờ ruộng.
Sử dụng các bờ dải đồng mức với nhiều mục đích khác nhau: như trồng cây ăn quả, cây lấy củi, cỏ cho gia súc và hàng cây chắn gió, tất cả những loại cây này đều giúp thiết lập lại sự cân bằng giữa sâu bọ và các loài ăn mồi.
“KHUYẾN KHÍCH MÔI TRƯỜNG SỐNG TỰ NHIÊN Ở NƠI ĐẤT TRỒNG”
Cơ hội để khuyến khích là thiết lập lại môi trường sống tự nhiên ở những khu đất không sử dụng như bờ ruộng, khu đá sỏi không trồng trọt được và những nơi khác còn lại trên những cánh đồng khá lớn.
Cây mọc tự nhiên tự chúng sẽ tái sinh nếu con người cho phép; mà với việc lựa chọn cẩn thận các loại cây to, cây bụi và cỏ ở những khu vực này sẽ làm cho những khu đất không được sử dụng có thể trở nên hữu ích.
“THIẾT LẬP HÀNG CÂY CHẮN GIÓ XUNG QUANH RUỘNG”
Những vành đai hỗn hợp các cây bản địa xung quanh các mảnh ruộng hay ở những nơi nhiều đá sỏi ở trên đồng sẽ giúp bảo vệ đất khỏi bị gió thổi khô, cung cấp gỗ làm nhiên liệu, nguyên liệu xây dựng, và tạo môi trƣờng sống tốt cho động vật ăn côn trùng.
“TẬN DỤNG HẾT CÁC BỜ RUỘNG, DẢI ĐỒNG MỨC”
Tương tự như vậy, việc trồng dọc theo bờ đồng mức các cây ăn quả, cây làm thức ăn gia súc, các cây bụi và cỏ là cơ hội lớn để tăng sản xuất.
Cây cối sẽ giúp chắn gió, cung cấp củi đun và khuyến khích các loài vật ăn thịt côn trùng vào sinh sống, đặc biệt là các loài chim.
Một số loại cây bản địa nhất định cũng cần được khuyến khích trồng ven bờ ruộng đồng mức.
Hãy chọn những loại cây thân gỗ hay các loại cây bụi (bản địa hay ngoại lai) một cách cẩn thận, tránh những cây rễ ăn rộng và nông vì chúng có thể sẽ cạnh tranh với cây trồng chính.
Trong nhiều khu vực khô hạn trên thế giới, viêc trồng các hàng cây chắn gió cho thấy đã làm tăng đáng kể năng xuất cây trồng do giảm tỷ lệ bốc hơi nước.
3. Giới thiệu và thực hiện lại việc đa dạng hóa cây trồng
Bước thứ ba là giới thiệu và áp dụng lại việc đa dạng cây trồng trong hệ thống sản xuất bởi vì sự đa dạng là phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất để duy trì mối cân bằng giữa sâu bọ và các loài ăn mồi đồng thời đảm bảo duy trì độ phì nhiêu của đất.
Ở những nơi độc canh, nông dân cần phải xem xét lại cách làm tăng sự đa dạng cây trồng thông qua luân canh, xen canh, trồng xen kiểu hỗn hợp, trồng xen theo hàng và trù tính kiểu canh tác lâu bền.
Một nguyên nhân lớn làm cho đất đai bị thoái hóa là gieo trồng quá nhiều cây lương thực và quá ít cây họ đậu.
Khi trồng cùng một loại cây trồng trong cùng một thửa ruộng hết năm này đến năm khác, đất sẽ liên tục bị lấy đi một số chất dinh dưỡng nhất định và các loài sâu bệnh hại sẽ phát triển.
Ví dụ : số lượng sâu đục thân và nhện đỏ phát triển rất nhanh ở ruộng ngô, cà chua (hoặc bông) khi những loại cây này được trồng liên tục.
Đơn giản, điều này xảy ra vì quy luật đa dạng cây trồng đã không được quan tâm.
Mỗi loại côn trùng cụ thể phát triển mạnh bởi cây chủ cung cấp thức ăn dồi dào và chỗ cư trú liên tục cho chúng.
Tình trạng này sẽ càng trở nên tồi tệ do các chương trình phun thuốc hóa học tiêu diệt những loài ăn thịt sâu bọ tự nhiên.
Quy luật đa dạng thực vật nói rằng cần phải có nhiều loại cây trồng khác nhau trên cùng một mảnh đất tại bất cứ thời điểm nào.
Phá quy luật này sẽ nhanh chóng gây ra hậu quả, đặc biệt là ở khu vực nhiệt đới và tiểu nhiệt đới.
Mỗi cây của cùng một loài được trồng tách biệt nhau để nếu sâu bọ ăn cây này thì khó có thể lan sang cây kia.
Khoảng cách biệt giữa những cây này được trồng xen vào những loại cây khác, tất cả đều bảo vệ lẫn nhau bằng cách này hay cách khác như làm hàng rào chắn tự nhiên hay trồng cây xua đuổi qua hương vị tiết ra từ lá, hoa hay rễ cây của chúng.
Điều này xảy ra ở cả bên trên và bên dưới đất với sự hoạt động của rễ cây tiết ra như là chất xua đuổi hoặc chướng ngại vật ngăn chặn sự phát triển của những loài sâu bệnh từ trong đất.
Ngoài ra, mỗi cây giúp tạo ra một môi trường sống hoàn toàn phù hợp (độ ẩm, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, đời sống côn trùng, chắn gió và vân vân) để tạo ra tối đa số lượng các nguyên liệu thực vật ở nơi đó.
Sau đây là một số cách đa dạng thực vật tự nhiên nông dân có thể áp dụng