Nông NghiệpNông Nghiệp Hữu Cơ

Kiểm Soát Sâu Bệnh Theo Canh Tác Hữu Cơ (P4)

Không sử dụng hóa chất trong nông nghiệp

“THAY THẾ TẤT CẢ HÓA CHẤT BẰNG CÁC PHƯƠNG THUỐC TỰ NHIÊN Ở BẤT CỨ ĐÂU CÓ THỂ”

Bước thứ tư là không sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân hóa học, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc trừ nấm.

Sử dụng các chất hữu cơ và phân ủ thay thế cho phân vô cơ, sử dụng trồng cây luân canh, trồng xen thêm cây dưới tán cây trồng chính.

Canh tác cơ học thay cho việc sử dụng chất diệt cỏ và thực hiện các phương pháp tự nhiên để thay thế cho những hóa chất có hại hiện đang được sử dụng khống chế sâu bệnh.

Việc phụ thuộc nhiều vào thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng có hại cho hệ sinh thái trong và ngoài đồng ruộng.

Sau đó là ảnh hưởng đến mức độ sản xuất, chi phí đầu vào cũng như đến sức khỏe và phúc lợi của con người.

Tác hại của việc dùng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học rất lớn

Các loại phân bón hòa tan sử dụng trong nông nghiệp làm hỏng những yếu tố cơ bản như làm mất chất hữu cơ và làm hỏng cấu trúc của đất, làm suy giảm số lượng các loài sinh vật có ích trong đất và làm cho đất dễ bị chua.

Chúng ta cần sử dụng nhiều hơn các loại phân bón tự nhiên như phân hữu cơ và phân ủ nóng

Các chất diệt cỏ được tạo ra để diệt những loại cây tồn tại trên mặt đất ngoài ý muốn của con người.

Nhưng chúng cũng lại phá hoại đời sống của những sinh vật cực nhỏ sống ở trong đất có chức năng phân hủy các tàn dư thực vật và duy trì mối cân bằng giữa các loài gây hại và loài ăn mồi.

Tốt hơn hết là hãy kiểm soát cỏ dại, sử dụng kỹ thuật xen canh và luân canh ở bất cứ nơi nào có thể thay bằng kiểm soát bằng hóa chất (đặc biệt là trồng với mật độ cao các loại cây che phủ).

Những loại thuốc trừ sâu mới lúc đầu có hiệu quả cao nhưng hiệu quả đó giảm đi theo thời gian do hai yếu tố.

  • Một mặt bản thân những động vật ăn mồi giúp làm giảm số lượng sâu hại cũng bị tiêu diệt, đôi khi còn bị tiêu diệt nhiều hơn là sâu hại.
  • Thứ hai, những con sâu còn sống sót sau khi dùng thuốc trừ sâu sẽ kháng thuốc và tiếp tục sinh sản. Thế hệ mới của sâu hại này có khả năng kháng thuốc trừ sâu và số lượng sâu hại vì thế sẽ tăng lên.

Trong thời gian qua, với sự phản tác dụng của chiến lược này, người sản xuất đã tăng số lần phun thuốc lên rất nhiều, liều lượng thuốc cho mỗi lần sử dụng cũng tăng lên hoặc đổi sang dùng loại thuốc mới đắt tiền hơn và hiệu nghiệm hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng những chiến lược này chỉ làm tăng thêm tính kháng thuốc của quần thể sâu hại.

Cỏ dại cũng kháng thuốc diệt cỏ và những chiến lƣợc tương tự như vậy cũng đã được sử dụng không thành công.

Tính không hiệu quả của những chiến lược này có thể được đánh giá qua một số cuộc khảo sát.

Ví dụ : một khảo sát đã cho thấy rằng so với 30 năm về trước thất thoát mùa màng do sâu hại tấn công tăng gấp hai lần mặc dù sử dụng thuốc trừ sâu tăng lên 10 lần.

Tác động gián tiếp của thuốc trừ sâu đến sản xuất cây trồng khó đánh giá hơn.

Nhưng người ta cho rằng năng suất cây trồng bị tác động xấu do bị mất đi nhiều loại côn trùng giúp thụ phấn hoa, ăn các loài gây hại, duy trì độ phì nhiêu của đất và hỗ trợ cho hệ sinh thái nói chung.

Ngoài ra, chất lượng lương thực phẩm cũng bị giảm do bị nhiễm độc.

Việc sử dụng thuốc trừ sâu không chỉ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng mùa vụ mà theo một khảo sát, khoảng 11 triệu người đã bị cấp cứu vào bệnh viện mỗi năm chỉ ở riêng châu Phi do bị ngộ độc thuốc trừ sâu.

Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng mức độ sử dụng hóa chất trong nông nghiệp (phân hóa học, thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ) đã làm ô nhiễm nặng nề tầng nước ngầm và nước mặt.

Related Articles

Back to top button