Nông Nghiệp

Một Số Cây Dược Liệu Chịu Bóng Râm

Trên thế giới tồn tại khá nhiều mô hình canh tác nông nghiệp, mô hình thâm canh , đa canh , canh tác hữu cơ, nông lâm kết hợp, nông nghiệp bền vững hay mô hình vườn rừng. Một số cây trồng dược liệu thích nghi trồng dưới bóng râm rất quen thuộc mà chúng ta chưa nghĩ tới .

Contents

Gừng

Đặc điểm sinh thái của gừng

Cây thảo, sống lâu năm, cao 40-80cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhiều nhánh. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác thuôn, thắt lại ở gốc, đầu nhọn, dài 15-20cm, rộng 2cm, không cuống, có bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa dài 5cm, mọc từ gốc trên một cán dài khoảng 20cm do nhiều vảy lợp hình thành, những vảy phía dưới ngắn, càng lên trên càng dài và rộng hơn, lá bắc hình trái xoan, màu lục nhạt, mép viền vàng, đài có 3 răng ngắn, tràng có ống dài gấp đôi đài, 3 thùy bằng nhau, hẹp và nhọn, 1 nhị, nhị lép không có hoặc tạo thành thùy bên của cánh môi, cánh môi màu vàng, có viền tía ở mép, dài 2cm, rộng 1,5cm, chia thành 3 thùy tròn, các thùy bên ngắn và hẹp hơn, bầu nhẵn.

Qủa nang (rất ít gặp)
Toàn cây, nhất là thân rễ, có mùi thơm, vị cay nóng.
Mùa hoa quả: tháng 5-8

Ở Việt Nam, gừng được trồng từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Hiện nay, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo.

Gừng trồng trong nhân dân hiện nay cũng có nhiều giống. Loại “ gừng trâu” có thân to, củ to thường để làm mứt, có nhiều ở các vùng núi thấp, như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang. Loại “gừng gié” có thân và củ đều nhỏ, nhưng rất thơm.

Loài này cũng gồm 2 giống, giống củ nhỏ có màu hồng tía ở phần củ non, thường được đồng bào dân tộc trồng ở vùng cao, như ở các huyện phía bắc tỉnh Hà Giang, Sìn Hồ (Lai Châu), Sapa, Bát Xát (Lào Cai).

Theo nhân dân địa phương, giống gừng này chịu được khí hậu lạnh kéo dài trong mùa đông. Cây trồng trên nương ít cần chăm sóc. Còn giống gừng củ nhỏ màu vàng ngà, được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và ở phía nam.

Như vậy, đặc điểm sinh thái riêng của các giống gừng tùy thuộc vào điều kiện vùng trồng. Đặc điểm chung nhất của chúng là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng (gừng trâu). Cây trồng thường có hoa ở năm thứ hai. Chưa thấy cây có quả và hạt.

Gừng trồng sau một năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông. Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè – thu nóng và ẩm.

Tham khảo Kỹ Thuật Trồng Gừng từ trang tìm kiếm google.com hoặc vào đây .

Riềng

Riềng hay riềng thuốclương khương  là cây thân thảo thuộc họ Gừng.

Cây có thể cao đến 1,2 m, ra hoa tháng 4 đến tháng 9. Thân rễ có thể dùng làm thuốc, lá, thân và thân rễ dùng làm gia vị.

Cây mọc hoang hoặc được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, riềng được trồng phổ biến

Củ riềng chứa hàm lượng lớn flavonol galangin là chất đã được chứng minh là ngăn cản quá trình phát triển của tế bào ung thư vú.

Hai loại riềng phổ biến ở Việt Nam

Riềng (Alpinia officinarum):

–   Là một loại cỏ nhỏ, cao chừng 0,7-1,2m. Thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ, đường kính 12-18mm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt không có đầu nhau, màu trắng nhạt. Lá không có cuống, có bẹ, hình mác dài, nhẵn, dài 22-40cm, rộng 24mm.
–   Cụm hoa hình chùy, mọc ở đầu cành, có lông măng dài chừng 10cm. Hoa rất sít nhau, mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một có màu xanh, một có màu trắng. Tràng hình ống, có 3 thùy tù, hình nhọn, dài từ  15-20mm, rộng từ 4-5mm, thùy giữa chỉ hơi lớn hơn các thùy khác, cánh môi hình trứng, dài 20mm, rộng 15-18mm, màu trắng, có vạch màu đỏ sẫm. Qủa có cầu có lông. Hạt có áo hạt.

Riềng nếp (Alpinia Galanga):

–   Riềng nếp so với riềng thì to cao hơn, lá cũng hình mác, nhọn, mép là có đìa trắng, dài 40cm, rộng 7cm, không cuống. Cụm hoa hình chùy dài 15-30cm. Hoa trắng, điểm hồng, dài 20-25cm, tràng hình ống ngắn không vượt quá đài. Qủa hình cầu hay hình trứng, dài 12mm, rộng 8mm, màu đỏ nâu.

Xem kỹ thuật trồng dong riềng đỏ  

Công dụng củ riềng trong cuộc sống

–   Chữa đau bụng do lạnh: củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2 – 4 ngày.
–   Chữa phong thấp: riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi vị 60g, sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5 – 7 ngày.
–   Chữa sốt rét: bột riềng 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g, tất cả đem trộn với mật làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 15 viên trước khi lên cơn. Hoặc riềng tẩm dầu vừng sao 40g, gừng khô nướng 35g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 15 – 20 viên.
–   Trị chứng đầy bụng, khó tiêu: riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ngày dùng 2 – 3 lần.
–   Chữa đau dạ dày do hư hàn (đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.
–   Chữa hắc lào: củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi 2 – 3 lần.
–   Chữa lang ben: củ riềng 100g, lá và củ chút chít 100g, chanh một quả, hai thứ giã nát rồi vắt nước chanh, đun nóng. Khi dùng lấy bông y tế thấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, ngày bôi 2 lần. Dùng trong 5 – 7 ngày.
–   Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Chữa ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: hạt riềng tán nhỏ, uống 6 – 10g.
–   Chữa tỳ vị hư hàn, đau bụng sôi bụng, đại tiện phần lỏng: riềng 12g, bạch truật 12g, lá lốt 16g, lá ổi 16g, sinh khương 6g. Cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát. Chia uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
–    Chữa tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn bọt, quấy khóc ở trẻ em: hoài sơn 10g, liên nhục 10g, củ riềng 6g, bạch truật 10g, biển đậu 10g, hậu phác 4g, trần bì 6g, sinh khương 4g. Cho các vị vào ấm đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
–    Chữa ngộ độc thức ăn, đau bụng, nôn mửa: có những trường hợp đau bụng dữ dội kèm theo đại tiện lỏng, cơ thể có biểu hiện mất nước, rối loại điện giải, mạch nhanh, huyết áp dưới mức bình thường: củ riềng 16g, hoàng liên 10g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sinh khương (nướng) 10g, thảo quả 10g, quế 6g, chích thảo 10g, bán hạ chế 8g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia làm 3 lần uống (cách 2 giờ uống 1 lần).
Chữa chứng “Ngũ Canh tả” cứ khoảng 5 giờ sáng là cần đi ngoài, khi muốn đi thì phải đi ngay, không ngừng lại được, phân lỏng, cơ thể yếu mệt, bụng lạnh, chân tay lạnh. Nguyên nhân do tỳ thận dương hư.
Dùng bài thuốc: củ riềng phơi khô 16g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 16g, cố chỉ 10g, đỗ trọng (sao muối) 12g, khởi tử 10g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hậu phác 12g, bán hạ chế 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g, quế 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, 10 – 12 ngày là một liệu trình.
–    Bài thuốc xoa bóp: Củ riềng phơi khô 20g, thiên niên kiện 16g, quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì (sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Sau 10 ngày là có thể dùng được. Lấy bông tẩm vào thuốc, xoa vào chỗ đau, kết hợp day, bấm nhẹ. Dùng trong những trường hợp đau xương đau mình trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp, thần kinh tọa, đau nhức cục bộ…

Thảo quả

Thảo quảđò ho hay sa nhân cóc là một loài thực vật có hoa thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)

Thảo quả được trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát ở miền bắc Việt Nam như Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, tây bắc Việt Nam. Ở Trung Quốc, thảo quả mọc trong rừng thưa trong tỉnh Vân Nam ở cao độ 1.100-1.800 m, Quảng Tây, Quý Châu.

Đặc điểm cây thảo quả

Cây cao đến 3 m, có hương thơm. Thân rễ hình củ gừng. Lưỡi bẹ nguyên, 0,8-1,2 cm, đỉnh tù; cuống lá không có hoặc ngắn; phiến lá hình elip hẹp hoặc thuôn dài, 40-70 × 10–20 cm, nhẵn nhụi, gốc thon dần, mép khô có màng, đỉnh nhọn.

Cụm hoa 13-18 × khoảng 5 cm, 5-30 hoa; cuống ít nhất 10 cm, các bẹ hình vảy dày đặc, màu nâu khi khô, thuôn dài hoặc hình elip hẹp, 5,5-7 × 2,3-3,5 cm, giống da, đỉnh tròn; lá bắc hình mác, khoảng 4 cm x 6 mm, đỉnh nhọn; lá bắc con hình ống, khoảng 3 cm, đỉnh 2 hay 3 răng cưa. Đài hoa dài bằng lá bắc con, đỉnh có 3 răng tù.

Tràng hoa màu đỏ cam; ống tràng khoảng 2,5 cm; thùy thuôn dài, khoảng 2 cm × 4 mm. Phần cuối môi dưới hình elip, khoảng 2,7 × 1,4 cm, đỉnh hơi có răng cưa.

Bao phấn khoảng 1,3 cm; phần phụ liên kết 3 thùy, khoảng 4 × 11 mm, thùy trung tâm hình tứ giác, các thùy bên hẹp hơn.

Quả nang màu đỏ, khi khô có màu nâu và có sọc theo chiều dọc, thuôn dài hoặc hình elip, 2,5-4,5 × khoảng 2 cm, nhẵn nhụi.

Hạt đường kính 4–6 mm, nhiều góc cạnh, có hương thơm nồng. Ra hoa tháng 4-6, tạo quả tháng 9-12. Nhiễm sắc thể 2 n = 48

Thảo quả được trồng thâm canh tại Hà Giang 

Giá trị dinh dưỡng của thảo quả

Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (1-1,5%).

Khi nói đến các chất dinh dưỡng của thảo quả, các chuyên gia sức khỏe đều thừa nhận trong loại thảo dược này có hàm lượng các chất sau rất phong phú: Carbohydrate; protein; chất xơ; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin; khoáng chất như phốt pho, đồng, sắt, canxi, magiê, mangan và kẽm; tinh dầu (dầu dễ bay hơi)…

Tác dụng của thảo quả trong y học

Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng. Bộ phận được dùng làm thuốc là hạt thảo quả. Trong dân gian, thảo quả chủ yếu dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa nôn mửa, bụng trướng đau, ho, sốt, tiêu chảy,…Chữa đau bụng đầy chướng, ngực đau, ỉa chảy, ho có nhiều đờm, đờm đặc gây khó thở.

Thảo quả giúp giảm lượng caffeine trong cơ thể. Làm giảm sự co thắt dạ dày. Làm mát cho cơ thể

Giảm bớt đau bụng ở trẻ em. Làm dịu sự đau họng. Giảm đau dây thần kinh. Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do dị ứng như ho, cảm lạnh, viêm phế quản và hen suyễn.

Cách sử dụng thảo quả trong nấu ăn

Bộ phận được dùng làm thuốc là hạt thảo quả. Vào mùa đông (tháng 11, 12, hoặc tháng 1) người ta hái quả chín vàng, đem về phơi khô hay sấy khô, khi dùng đập bỏ vỏ ngoài lấy hạt. Cũng có nơi lấy cám gạo hòa với nước cho sền sệt, bao chung quanh quả, nướng cho cháy cám rồi đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt dùng.

Thảo quả là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn. Nhờ đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại cay, thảo quả được coi là “nữ hoàng” của các loại gia vị. Thảo quả được chưng cất thành tinh dầu làm hương liệu và làm gia vị trong các món ăn, chế bánh kẹo.
Thông thường, loại hạt này được sử dụng làm phụ gia trong đồ uống như trà và cà phê vì nó có hương vị độc đáo và thơm ngon. 
 

Related Articles

Back to top button