Nông NghiệpNông Nghiệp Hữu Cơ
Trending

Thiên địch côn trùng có lợi cho nông nghiệp

Contents

Côn trùng được phân chia 2 loại : côn trùng có lợi và côn trùng có hại.

Việc sử dụng côn trùng khống chế và kiểm soát côn trùng có hại. Được gọi là phương pháp sử dụng thiên địch.

Nông nghiệp hữu cơ được phát triển rộng rãi ở phương Tây và các nước tiên tiến khác. Phát triển vượt bậc của nông nghiệp hữu cơ là nông nghiệp sinh thái bền vững.

Nông nghiệp sinh thái và hữu cơ đều hạn chế và không sử dụng hóa chất . Bao gồm : sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV, phân bón hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng…

Côn trùng có lợi cho con người trong kiểm soát sâu bệnh và môi trường

Kiểm soát sâu bệnh hại trong nông nghiệp hữu cơ là một quá trình thuận tự nhiên. Bằng cách dẫn dụ côn trùng có lợi hay còn gọi là thiên địch để kiểm soát và hạn chế sâu hại.

Ví dụ : Trồng cây thì là dẫn dụ bọ rùa về, từ đó kiểm soát được rầy trắng, rệp sáp … hại cây trái. Trong một vòng đời của bọ rùa có thể ăn 5000 con rầy, rệp hại cây.

Các loại cây dẫn dụ côn trùng

Hoa hướng dương

Hoa hướng dương

Hoa hướng dương là một lựa chọn tuyệt vời vì nó không chỉ giúp bạn xóa sổ các loài sâu gây hại, mà còn cho những sản phẩm thu hoạch tuyệt vời.

Đặc tính đáng chú ý nhất ở loài hoa này là nó có khả năng phân tán rệp và ruồi trắng từ các loài thực vật khác. Trong khi những sâu hại này không tác động tiêu cực nhiều đến hoa hướng dương, bởi sức chống chịu của loài cây này vô cùng tuyệt vời.

Cúc vạn thọ

hoa cúc vạn thọ

Những bông hoa cúc vạn thọ thơm ngào ngạt được xem là một trong những loại “thuốc chống côn trùng” đáng tôn trọng nhất. Cúc vạn thọ thường được trồng dọc các đường biên của khu vườn hoặc khắp nơi trong vườn.

Ngoài việc đẩy lùi sự tấn công của loài bọ, cúc vạn thọ còn phân tán sự gây hại của nhện và ốc khỏi các loài thực vật khác, và những giống có mùi đặc biệt như cúc vạn thọ bạc hà Mexico thậm chí còn có thể đuổi lũ thỏ ra khỏi vườn.

Các loại thảo mộc nấu ăn

Các loài thảo mộc được sử dụng trong căn bếp có mùi rất thơm. Chính mùi hương này sẽ dẫn dụ và thu hút các loài côn trùng có lợi. Trong đó, húng quế, thì là, bạc hà là những loài cây được đánh giá cao về khả năng chống côn trùng.

Do vậy, bạn có thể chọn bất kỳ loàithảo mộc nào để trồng trong vườn. Nó sẽ giúp bạn ngăn chặn sự phiền hà của các sinh vật gây hại và thu hút những sinh vật có lợi tập trung vào khu vườn.

Sen cạn

hoa sen cạn

Cây sen cạn không chỉ là loài thực vật có vẻ ngoài rất xinh đẹp, mà nó còn là một thực phẩm rất ngon miệng. Thậm chí hạt của nó còn có thể thay thế cho bạch hoa. Nhưng điều đặc biệt nhất của cây sen cạn chính là khả năng bảo vệ cây trồng khỏi các loài vật gây hại. Đây cũng là thứ khiến nó có một vị trí vững chắc trong bất kỳ một khu vườn nào.

Cây lưu ly (Borage)

Lá và hoa của cây lưu ly có thể ăn được với hương vị giống như dưa chuột. Đồng thời, chúng cũng là “mồi dụ” tuyệt vời để thu hút những con ong.

Bộ rễ của cây lưu ly cắm sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng và cho phép những dưỡng chất này lắng động trên bề mặt. Nhờ vậy mà việc trồng hoa lưu ly rất có ích cho các loài cây trong vườn. Ngoài ra, cây lưu ly còn có khả năng xua đuổi sâu bắp cải và sâu sừng cà chua.

Các loài cúc

Khi nhắc đến hoa cúc, mọi người thường nghĩ đến những bình hoa chưng bàn thờ, hay cắm giỏ hoa, lẵng hoa…  

Nhưng bạn cũng nên biết rằng chúng cũng là một loại “thuốc” trừ sâu hiệu quả. Đó là lý do vì sao hoa cúc thường xuất hiện trong thành phần của các loại thuốc trừ sâu.

Theo đó, loài hoa này có thể đánh đuổi tất cả các loài sâu bệnh trong vườn và trong căn nhà của bạn như: gián, bọ chét, bọ ve, rệp và chấy.

Hoa oải hương (lavender)

hoa oải hương

Hoa oải hương là một thành phần bổ sung tuyệt vời cho khu vườn, đặc biệt là tại những nơi có chỗ ngồi nghỉ ngơi. Với hương thơm nhẹ nhàng lan tỏa khắp không khí, nó sẽ mang lại sự thư giãn tối đa cho con người.

Tuy nhiên, đối với các sinh vật gây hại thì mùi hương của hoa oải hương lại là thứ không hề được yêu thích, thậm chí đây còn là khắc tinh của chúng. Do đó, hoa oải hương là sự trợ giúp tuyệt vời trong việc xua đuổi bọ chét cho vật nuôi và loài bướm ăn đêm cho cây trồng. Nó cũng giúp thu hút các sinh vật có lợi đến thụ phấn cho cây.

Hoa oải hương. (Ảnh: Pixabay/pexels.com)

Tỏi

Nhiều người có thể không hề thích mùi của tỏi, nhưng thực tế chính mùi hương này sẽ giúp khu vườn của bạn tránh được sự tấn công của các côn trùng gây hại, bao gồm cả loài bọ cánh cứng Nhật Bản, ruồi cà rốt và bướm đêm.

Bạc hà mèo

Cây bạc hà mèo có thể thu hút những con mèo trong nhà bạn với những biểu hiện như đánh hơi, nhai, liếm, lắc đầu, tựa cằm, má, cọ xát cơ thể (các phản ứng xảy ra theo tuần tự), nhưng nó sẽ kết thúc giấc mơ hạnh phúc của những sinh vật có hại trong vườn.

Những con sâu, bọ cánh cứng, rệp vừng và mọt ngũ cốc sẽ bị diệt sạch khi có sự xuất hiện của cây bạc hà mèo. Loài cây này còn có khả năng xua đuổi muỗi, gián, kiến, nên nó thường xuyên được sử dụng trong nhà.

Cây dã yên thảo

cây dạ yến thảo

Cây dã yên thảo sẽ thêm vào khu vườn của bạn một màu sắc tuyệt vời. Mặc dù họ cây này bị nghi ngờ là chứa thành phần độc hại, nhưng một số giống như dã yên thả – năng động vàng (Petunia x hybrida) có thể ăn được phần hoa.

Trên tất cả, loài cây trồng này luôn được biết đến là có thể giúp khu vườn thoát khỏi sự tấn công của rệp, rầy, sâu và bọ cánh cứng.

Như bạn đã thấy, có rất nhiều loài cây mang đến công dụng hữu hiệu trong việc xua đuổi côn trùng gây hại cho khu vườn. Chúng không chỉ giúp bảo vệ cây trồng, mang đến một cảnh quan tuyệt đẹp cho vườn nhà, mà các loài thực vật này còn đem lại sự đa dạng sinh học và đa dạng cả việc thu hoạch mùa vụ của chúng ta.

Related Articles

Back to top button