Sức Khỏe

Triệu Chứng Bệnh Tiểu Đường Như Thế Nào?

Bệnh tiểu đường xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng trẻ hóa. Đâu là dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường ? Tiểu đường theo cách nhìn của Tây Y ( y học hiện đại ) và Đông y ( y học cổ truyền ) như thế nào ? Liệu bệnh tiểu đường có thể chữa dứt điểm được hay không ?

Contents

Bệnh tiểu đường theo Tây y

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định ( có thể thiếu thậm chí thừa). Nếu bị đái tháo đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.

Dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh chia ra có các loại đái tháo đường: Đái tháo đường typ1, đái tháo đường typ2, đái tháo đường thứ phát và đái tháo đường thai kỳ.

2. Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường là mức glucose trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể từ rất nhẹ thậm chí không có triệu chứng gì. Một số người không phát hiện ra họ bị bệnh nặng hoặc có nhiều biến chứng thì mới phát hiện ra.

2.1. Triệu chứng của đái tháo đường typ1

Bệnh diễn biến rất nhanh các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần. Thường hay có hội chứng 4 nhiều điển hình.

  • Đói và mệt: Cơ thể bạn chuyển đổi thức ăn bạn ăn thành glucose mà tế bào của bạn sử dụng để lấy năng lượng. Nhưng các tế bào của bạn cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể bạn không tạo ra đủ hoặc bất kỳ loại insulin nào, hoặc nếu các tế bào của bạn kháng lại insulin mà cơ thể bạn tạo ra, glucose không thể xâm nhập vào chúng và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và mệt mỏi hơn bình thường.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn: Một người bình thường thường phải đi tiểu từ bốn đến bảy lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường do đường máu cao có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần. Tại sao lại nhưu vậy ? Bình thường cơ thể bạn tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận của bạn. Nhưng khi bệnh tiểu đường đẩy lượng đường trong máu của bạn lên cao, thận của bạn có thể không thể đưa tất cả trở lại. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước. Kết quả: Bạn sẽ phải đi thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể đi ra ngoài nhiều hơn. Bởi vì bạn đi tiểu rất nhiều, bạn có thể rất khát. Khi bạn uống nhiều hơn, bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn.
  • Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da: Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Bạn có thể bị mất nước, và miệng của bạn có thể cảm thấy khô. Da khô có thể làm bạn ngứa.
  • Sút cân nhiều: Mặc dù bệnh nhân ăn nhiều nhưng sút cân rất nhiều.
  • Thị lực giảm: Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể bạn có thể làm cho tròng kính trong mắt bạn sưng lên khiến mắt mờ và thị lực giảm.
Dấu hiệu sớm của người mắc tiểu đường là thường cảm thấy khô miệng

2.1 Triệu chứng của bệnh đái tháo đường typ2

Ở tiểu đường loại 2 bệnh nhân diễn biến rất âm thầm thậm chí không có triệu chứng gì, không có các triệu chứng rầm rộ như đái tháo đường typ1 . Bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường vì bạn đi khám bác sĩ vì bệnh khác vô tình xét nghiệm glucose máu hoặc phát hiện bệnh vì có các biến chứng khác như vết thương nhiễm trùng khó liền. Nhìn chung người bệnh có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Bệnh đái tháo đường có thể phát triển trong nhiều năm và các dấu hiệu cảnh báo có thể rất khó chẩn đoán. Một số dấu hiệu như:

Nhiễm trùng nấm men: Cả đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể mắc phải những thứ này. Nấm men ăn glucose, vì vậy có nhiều xung quanh làm cho nó phát triển mạnh. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, bao gồm: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục

Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương.Đau hoặc tê ở chân hoặc chân của bạn. Đây là một kết quả khác của tổn thương thần kinh.

2.3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Lượng đường trong máu cao khi mang thai thường không có triệu chứng. Bạn có thể cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn. Thường phát hiện chủ yếu khi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần.

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thường cảm thấy khát nước hơn bình thường

Điều trị bệnh tiểu đường theo Tây y

Bệnh đái tháo đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên là rất quan trọng nếu bạn bị tiểu đường, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Nếu bạn bị đái tháo đường typ1 bạn sẽ điều trị bắt buộc dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại, vì do cơ thể của bạn không tự sản xuất insulin.Nếu bạn bị đái tháo đường typ2, nếu có thể kiểm soát tình trạng của bạn bằng thay đổi lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống và tập thể dục. Bạn cũng có thể cần dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm, bao gồm insulin hoặc metformin, để kiểm soát lượng đường trong máu.

Khi bạn bị đái tháo đường bạn sẽ cần theo dõi nghiêm túc chế độ ăn uống của mình để ngăn chặn lượng đường trong máu tăng quá cao. Điều này thường có nghĩa là theo dõi lượng carbohydrate cũng như hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ. Bác sĩ sẽ đưa cho bạn một phác đồ điều trị để giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.

Có một lời khuyên vô cùng quan trọng rằng nếu bạn nghi ngờ bạn có những triệu chứng của bệnh tiểu đường thì đừng ngần ngại hãy đến gặp bác sĩ. Khi bệnh được điều trị sớm thì việc kiểm soát bệnh sẽ hiệu quả hơn, đây cũng là chìa khóa để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn bị đái tháo đường typ1 bạn sẽ cần phải kiểm soát lượng glucose bằng cách kết hợp insulin với chế độ ăn uống và hoạt động. Nếu bạn bị đái tháo đường typ2, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng chế độ ăn uống và hoạt động một mình, hoặc thêm thuốc khi cần thiết.

Bệnh đái tháo đường là một bệnh tiến triển có thể cần đánh giá lại và thay đổi kế hoạch điều trị theo thời gian.

Hiện tại bệnh đái thao đường hay còn gọi là tiểu đường đối với Tây y thì không thể trị dứt điểm hoàn toàn được

Bệnh tiểu đường theo Đông y

1. Quan niệm của đông y về bệnh tiểu đường

Theo Đông y cổ truyền, tên gọi không phải là bệnh “tiểu đường” mà thuộc vào chứng tiêu khát, đã được các y thư cổ Linh khu, Hoàng đế nội kinh, Thiên kim yếu phương nói đến từ rất lâu.

Có 6 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu khát:

  • Ẩm thực bất điều (do ăn uống không hợp lý, khoa học)
  • Bẩm thụ tiên thiên bất túc (do di truyền gây nên)
  • Ngoại cảm lục dâm (do yếu tố bên ngoài,…)
  • Tình chí thất điều (do tâm lý, thần kinh)
  • Trường kỳ ẩm tửu, phòng lao bất điều (do sử dụng tửu sắc nhiều và lao lực quá nhiều)
  • Cửu phục đan dược (dùng thuốc không đúng, không hợp lý)

6 nguyên nhân trên tác động gián tiếp hoặc trực tiếp, ảnh hưởng đến các tạng phủ, nhất là 3 tạng phế, thận, tỳ, công năng bị rối loạn gây nên tiêu khát. Điển hình như ẩm thực bất điều làm cho tỳ vị bị tổn thương, đồ ăn nhiều chất béo, khó tiêu sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa, tiêu hóa thức ăn, làm hao tổn âm dịch.

Theo cố nhân có 6 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng tiêu khát

Người xưa gọi biểu hiện của bệnh này là “tam đa, nhất thiểu” gồm uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều. Tùy vào tình hình sức khỏe của mỗi người, thể trạng bệnh và căn nguyên gây bệnh mà sẽ có những phương pháp, bài thuốc phù hợp.

2. Nguyên tắc trị tiểu đường bằng thuốc Đông Y

Để trị tiểu đường, cổ nhân thường dựa trên cơ sở “tam tiêu” với 3 thể thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu đại diện cho 3 phần cơ thể: phần trên gồm tâm, phế, phần giữa gồm tỳ, vị và phần dưới gồm can, thận, tiểu trường, đại trường, bàng quang.

Có 3 nguyên tắc cần chú ý khi trị tiểu đường bằng thuốc Đông y

Theo Đông y được khi trị tiểu đường cần chú ý 3 nguyên tắc:

  • Vận dụng liệu pháp tự nhiên như xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, trà dược,…Con người và thiên nhiên là một thể thống nhất (thiên nhân hợp nhất), mọi sự khởi phát từ tự nhiên, dựa vào tự nhiên để sinh tồn, phát triển. Do đó, biến đổi của con nhân thể về tâm, sinh, bệnh sẽ chịu ảnh hưởng của tự nhiên rất lớn.
  • Nguyên tắc thứ hai là biện chứng luận trị để phù hợp với từng người bệnh. Nhân sinh mỗi người một thể trạng, nên phải dựa vào lâm sàng cụ thể, tuổi tác để trị liệu.
    • Thể Táo nhiệt: biểu hiện với các triệu chứng uống nhiều, ăn nhiều nhưng tiểu nhiều, họng khô, lưỡi đỏ,…thì phù hợp với các bài thuốc Tăng dịch thừa khí.
    • Thể Thận âm khuy hư với các triệu chứng như gầy nhiều, choáng mắt, ù tai, nóng sốt bàn chân, bàn tay, đổ mồ hôi trộm,…thì phù hợp với các bài thuốc Tả quy hoàn gia giảm.
    • Thể Tỳ hư đàm trệ với các triệu chứng béo ứ trệ, ăn kém, chướng bụng, lưỡi bệu, chân tay rã rời,…thì phù hợp với các bài thuốc Hoắc phác hạ linh thang gia giảm
  • Nguyên tắc thứ 3 là điều trị toàn diện (nhân thể là một khối thống nhất). Khi điều trị cần chú ý điều chỉnh cả các lục phủ, ngũ tạng gắn thiết, ràng buộc, có mối quan hệ qua lại.

3. Một số bài thuốc Đông y trị tiểu đường

Rất nhiều bài thuốc đông y có hiệu quả trong việc điều trị bệnh đái tháo đường

Bổ thận dương, dưỡng thận âm

Bài thuốc này phù hợp cho những người đi tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục, cơ thể suy nhược,….

Thành phần:
  • Đan bì 20g
  • Nhục quế 20g 
  • Phụ tử 20g
  • Sơn thù du 20g
  • Phục linh 20g
  • Huyền sâm 20g
  • Trạch tả 20g
  • Mạch môn 20g
Cách thực hiện:
  • Cho các thảo dược trên vào nồi, đổ nước cao hơn khoảng 1-2cm.
  • Sắc trên bếp cho tới khi sôi khoảng 15 phút, lượng nước trong nồi còn khoảng ⅔.
  • Chắt nước sử dụng liên tục trong 3 tuần.

Bài thuốc thể trường vị hỏa uất

Thành phần:
  • Huyền sâm 32g
  • Thiên hoa phấn 32g
  • Mạch môn 32g
  • Sinh địa 32g
  • Hoàng liên 10g
Cách thực hiện:
  • Cho tất cả thảo dược trên vào nồi. Thêm khoáng 600ml nước.
  • Sắc trên bếp, tới khi còn khoảng ½ nước.
  • Dùng hằng ngày, duy trì đều trong 3 tuần 

Bài thuốc thể phế táo vị nhiệt

Thành phần:
  • Sinh thạch cao 60g
  • Sinh địa 30g
  • Sa sâm 15g
  • Đẳng sâm 15g
  • Ngọc trúc 15g
  • Mạch môn 12g
  • Cam thảo 6g
Cách thực hiện:
  • Sắc sinh thạch cao trước với 500-600ml nước
  • Khi nước sôi cho tất cả nguyên liệu vào và sắc tiếp cho tới khi nước còn khoảng 300ml.
  • Chắt lấy phần nước sắc để sử dụng trong ngày. Duy trì dùng đều đặt 3 tuần để đạt hiệu quả.
3.4. Bài thuốc thể thận âm suy
Thành phần:
  • Hoài sơn dược 30g
  • Sinh địa 15g
  • Phục linh 12g
  • Trách tả 12g
  • Nữ trinh tử 12g
  • Đan bì 9g
Cách thực hiện:
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nội, đổ tới 600-700ml nước lọc.
  • Sắc cho tới khi cô đặc lại còn một nửa.
  • Chắt lấy nước uống trong ngày. Duy trì uống đều trong 3 tuần.

Bài thuốc thể ứ huyết

Thành phần:
  • Ngũ kinh chi 15g
  • Đương quy 12g
  • Xuyên khung 9g
  • Đào nhân 9g
  • Đan bì 9g
  • Diên hồ sách 9g
  • Hồng hoa 9g
  • Xích thược 9g
  • Ô dược 6g
  • Chỉ xác 9g
Cách thực hiện:
  • Cho các thảo dược trên vào nồi sắc, đổ 1 lít nước cho ngập nguyên liệu.
  • Sắc cô đặc còn khoảng 300ml nước thì dừng lại
  • Chia đều uống trong ngày. Duy trì đều đặn trong 3 tuần.

Tổng hợp

Related Articles

Back to top button