Vì Sao Cần Phải Che Phủ Đất ?


“Cách Mạng Một Cọng Rơm” luôn đề cao việc che phủ đất ? Che phủ đất có tác dụng gì ? Lợi ích của việc che phủ đất như thế nào?
Contents
Tác dụng của việc che phủ đất
Những cách che phủ thường thấy :
- Phủ đất bằng cây che phủ họ đậu hoặc một số cây có khả năng tạo sinh khối lớn . Ví dụ : cây họ đậu, cỏ linh lăng…
- Phủ đất bằng vật liệu bạt nông nghiệp
- Che phủ đất bằng vật chất hữu cơ. Ví dụ : sử dụng xác thực vật, rơm rạ…


Việc che phủ đất giúp giữ độ ẩm cho đất, chống bốc hơi nước quá nhanh. Việc không giữ được độ ẩm cho đất gây nên đất khô cằn.
Che phủ đất tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật, vi sinh vật sống trong đất khó phát triển.
Một số lợi ích của việc che phủ đất
Đất được giữ độ ẩm, tạo môi trường thuận lợi để sinh vật trong đất phát triển tốt.
Cải thiện hoạt động của sinh vật trong đất, làm cho đất thông thoáng và thoát nước dễ dàng. Nhờ vậy, mà khả năng giữ nước trong đất cũng được tăng lên.
Sinh vật trong đất hoạt động mạnh giúp đất trở nên thông thoáng. Rễ cây phát triển dễ dàng, qua đó tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.
Ngoài ra, khi vi sinh vật phát triển mạnh mẽ giúp phân hóa vật chất hữu cơ, phân bón dư thừa… thành khoáng chất cần thiết cho cây trồng phát triển.
Cây trồng phát triển khỏe mạnh sẽ hạn chế được sâu, bệnh và việc cây trồng cho năng suất cao không phải là không có khả năng.
Vì sao cây rừng luôn phát triển tốt dù không ai chăm sóc ?
Có bao giờ bạn tự hỏi : rừng vì sao lại xanh tốt mà không cần ai chăm sóc? Cây rừng nhiều vô số sao lại không thiếu thức ăn ? Bạn đã bao giờ đọc được bài báo nào nói rằng “rừng đang bị dịch bệnh và cây rừng đang chết” ?
Chắc hẳn rằng bạn vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Các loại cây trồng tiêu thụ rất ít lượng phân bón hóa học được bón vào đất.
Cung cấp lượng phân bón hóa học cũng như chúng ta đang cung cấp thức ăn, chất dinh dưỡng khó tiêu cho cây trồng.
Lượng phân còn lại bị rửa trôi, thấm vào đất. Lượng phân thừa này không được cây trồng hấp thụ nên sau một thời gian bón phân thì đất trở nên khô cứng và chai sần lại.
Sinh vật, vi sinh vật trong đất cũng có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng hóa học dư thừa.
Nhưng phần lớn đều không thể chuyển hóa hết được.
Trở lại với câu trả lời rừng tại sao không ai bón phân mà vẫn tốt?
Rừng có một lớp phủ lá ủ, dày và có nhiều tầng, tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật, vi sinh vật hoạt động và phát triển mạnh .
Sinh vật, vi sinh vật trong đất chuyển hóa các chất hữu cơ và thải ra môi trường các khoáng chất đa lượng, vi lượng cần thiết cho cây phát triển.
Nếu ví cây trồng là con người và thức ăn là chất dinh dưỡng của cây.
Một người ăn nhiều thức ăn nhanh như : gà rán, khoai tây chiên, trà sữa… thì dễ dẫn đến nhiều loại bệnh tật như : béo phì, mỡ máu …
Và cũng vậy, nếu cây trồng ăn quá nhiều thức ăn nhanh như phân bón hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng … thì cây tuy xanh tốt nhưng dễ mang mầm bệnh và sâu hại tấn công.
Một người muốn khỏe mạnh thì phải có chế độ ăn, chế độ tập luyện đúng thì mới có cơ thể khỏe mạnh và ít bệnh tật.


Đó là lý do tại sao cây rừng phát triển tự nhiên, không cần chăm sóc nhưng mấy khi sâu bệnh tấn công.
Đa Dạng Sinh Học, Giúp Phát Triển Thiên Địch Và Sâu Bệnh
Bạn có biết 90% côn trùng là loài có ích ? Chỉ một số ít côn trùng gây hại mùa màng và đó là nhận định của nhà nông học.
Theo cuốn “Cách Mạng Một Cọng Rơm” , thí nghiệm của ông với cây lúa.
Một thửa sử dụng thuốc BVTV và thửa còn lại ông để tự nhiên, không sử dụng bất kì thuốc gì cả.
Kết quả : Thửa không dùng thuốc có sản lượng tuong đương thửa có sử dụng thuốc BVTV .
Côn trùng có hại là chuỗi thức ăn cho côn trùng và động vật có lợi. Nó bổ trợ cho nhau và giúp cân bằng hệ sinh thái.
Khi chúng ta sử dụng thuốc BVTV vô tình cũng diệt luôn cả côn trùng có lợi và cũng tiêu diệt luôn khả năng tạo kháng thể của cây trồng.
Một số trường hợp khác là chúng ta sử dụng thuốc BVTV với liều lượng thấp hoặc sử dụng thuốc chỉ để tiêu diệt sâu hại và không hại đến thiên địch.
Khoa học phát triển đã tạo ra chế phẩm sinh học để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và cả thiên địch.
Đợi đã ! Nếu vậy có thực sự tốt không ? Giả sử, chúng ta sử dụng thuốc chỉ để tiêu diệt sâu hại và không hại đến côn trùng có lợi thì có thật sự hiệu quả? Theo cảm quan thì chắc chắn là tốt rồi !!
Nhưng, côn trùng có lợi sẽ sống bằng cách nào khi bị cắt đứt mạch chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. Chắc nó sẽ đi nơi khác kiếm ăn hoặc chết đói trong khu vườn của bạn.
Vậy nên nó cũng chẳng có tác dụng cho việc sử dụng thiên địch cả.
Kiểm Soát Dịch Bệnh Bằng Cách Đa Dạng Sinh Học
Bất cứ loài nào cũng cần có thức ăn. Nếu không có thức ăn thì sẽ chết hoặc không phát triển được.
Khi chúng ta canh tác thì thường chỉ trồng một loại duy nhất trên đất. Vì vậy, nếu có dịch bệnh, sâu hại xảy ra thì không thể kiểm soát được.
Môi trường trồng một loài cây là môi trường dồi dào thức ăn cho sâu hại. Chúng sẽ liên tục phát triển mạnh, tạo nên dịch hại.
Không sử dụng thuốc BVTV liệu thiên địch hoặc tự nhiên sẽ tự kiểm soát ?
Câu trả lời là : ” thiên địch không kiểm soát được trong điều kiện này dù bạn không sử dụng thuốc BVTV”.
Muốn sử dụng thiên địch thì chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi, như nơi trú ẩn cho chúng.
Côn trùng có lợi ưa thích và bị dẫn dụ bởi một số loài cây như : hoa cúc, hoa vạn thọ, thì là….
Chúng ta chỉ cần tạo môi trường thuận lợi tạo nơi trú ẩn cho côn trùng có lợi sinh sống trên thửa đất canh tác của chúng ta.
Bằng cách trồng xen một vài luống, vài cây dẫn dụ côn trùng về sinh sống thì sẽ kiểm soát được dịch bệnh, sâu hại mà không cần phải tốn chi phí mua thuốc BVTV, công và thời gian để chăm sóc.
Chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoảng không nhỏ và tạo ra thu nhập lớn hơn so với cách làm thông thường.
Bạn có câu trả lời tạo sao lại phải đa dạng cây trồng rồi chứ ?