Xoa Bóp, Bấm Huyệt Điều Trị Liệt Nửa Người Sau Tai Biến


Tai biến mạch máu não để lai nhiều biến chứng nặng nề sau tai biến. Đa phần biến chứng sau tai biến là liệt nửa người làm mất chức năng sinh hoạt thường ngày, gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh lẫn người nuôi.
Contents
Liệu Pháp Xoa Bóp, Bấm Huyệt Giúp Hồi Phục Sau Tai Biến
Cách Thức Thực Hiện
– Xoa, xát, miết, day, bóp, lăn các vùng đầu, mặt, cổ, vai, tay.
– Bấm các huyệt :
Huyệt Bách Hội


Ý nghĩa tên huyệt: Huyệt là nơi các (nhiều = bách) các đường kinh Dương họp lại (hội) vì vậy gọi là Bách Hội.
Vị trí: Gấp 2 vành tai về phía trước, huyệt ở điểm gặp nhau của đường thẳng dọc giữa đầu và đường ngang qua đỉnh vành tai, sờ vào đó thấy 1 khe xương lõm xuống.
Đường kinh: Huyệt thứ 20 của mạch Đốc
Xoa bóp bấm huyệt: có thể tự mình day bấm hoặc người khác day bấm
Tác dụng trị liệu:
-
Là huyệt chính trong điều trị các bệnh như: đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi mắt, đau mắt đỏ, cao huyết áp do dương khí bốc lên trên đầu.
-
Là huyệt chính trong điều trị các bệnh gây ra do nội phong như: đau đầu có thể, chóng mặt, ù tai, đau vùng đỉnh đầu, cơn co giật, tai biến mạch não
-
Là huyết chính để điều trị các chứng sa: sa trực tràng, sa tử cung, sa âm đạo, bệnh trĩ
-
Tác dụng tốt trong điều trị các bện liên quan đến cảm xúc, trí nhớ, tinh thần, parkinson, alzheimer, rối loạn chức năng vận động, mệt mỏi kéo dài, rối loạn năng lượng dương trong cơ thể
Huyệt Thái Dương
Theo Trung y huyệt Thái Dương được gọi là “Kinh ngoại kỳ huyệt” cũng là huyệt vị người luyện võ liệt vào danh sách “Tử huyệt” của cơ thể.
Y học hiện đại chứng minh đánh vào huyệt Thái Dương có thể dẫn tới tử vong hoặc gây chấn động não hoặc làm mất ý thức.
Huyệt ở chỗ lõm phía sau lông mày nơi có đường mạch xanh của Thái dương.
Huyệt chủ trị: Đau đầu, đau nửa đầu, mỏi mắt, đau răng, cảm mạo, liệt mặt, bệnh mắt. Khi bị đau đầu có thể dùng hai ngón tay trỏ ấn vào huyệt thái dương cho tới khi căng đau, xoa thuận chiều kim đồng hồ khoảng 1 phút có thể làm giảm cơn đau.
Thái dương là huyệt vị quan trọng của đầu, khi lao động trí óc liên tục thời gian lâu huyệt Thái dương sẽ có cảm giác nặng hoặc căng đau.
Lúc này bấm huyệt Thái dương có thể loại bỏ mệt mỏi, kích thích đại não giúp tinh thần phấn chấn, giảm đau và giữ được sự tập chung cần có cho công việc.
Huyệt Phong Trì


Ý nghĩa tên huyệt: Huyệt được coi là ao (trì) chứa gió (phong) từ ngoài xâm nhập vào, vì vậy gọi là Phong Trì
Vị trí: ở vị trí phía sau tai chỗ hõm chân tóc sau mỏm xương chũm xát với bờ dưới xương chẩm
Đường kinh: huyệt thứ 21 của kinh Đởm
Xoa bóp bấm huyệt: có thể tự mình day bấm huyệt bằng 1 tay hoặc 2 bàn tay.
Tác dụng trị liệu:
-
Loại trừ phong (gió) trong các trường hợp: sốt, ớn lạnh, cứng cổ, liệt, tê bì, hoa mắt, chóng mặt, run tay chân, co quắp tay chân
-
Trị các chứng bệnh liên quan đến đầu, não như: chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn trí nhớ, hay quên, kém tập trung.
-
Trị đau đầu, đặc biệt là đau đầu vùng chẩm (sau gáy)
-
Day bấm giúp mắt đỡ mỏi khi phải nhìn nhiều
-
Các bệnh vùng cổ, vai gáy như đau mỏi, yếu cơ vai
Huyệt Đại Chùy
Huyệt Đại Chùy được dùng trị cổ gáy đau cứng, mệt mỏi, sốt rét, cảm cúm, ho, sườn đau, ngực tức, ngực đau, đờm dãi nhiều, phế quản tiết ứ dịch.
Tên Huyệt:
Huyệt ở dưới xương to (đại) ở cổ, có hình dáng giống quả chùy (chùy) vì vậy gọi là Đại Chùy
Vị Trí :
Ngồi ngay, hơi cúi đầu xuống một ít, phần dưới cổ nổi lên từ 1-3 u xương tròn, đặt lên mỗi u xương 1 ngón tay rồi bảo người bệnh quay đầu qua lại về bên phải, bên trái, cúi ngửa, u xương tròn nào cao nhất động đậy dưới ngón tay nhiều là đốt sống cổ 7, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt này.
Tác Dụng:
Giải biểu, thông dương, thanh não, định thần, sơ biểu tà ở 3 đường kinh dương, thông dương khí toàn thân, thanh Tâm, định thần, giáng Phế, điều khí, nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Huyệt Đồng Tử Liêu
Huyệt Đồng Tử Liêu có tác dụng Khu phong, tiết nhiệt, chỉ thống, minh mục. Chủ trị đầu đau, liệt mặt, các bệnh về mắt.
Tên Huyệt:
Huyệt nằm ở bên cạnh (liêu) con ngươi (đồng tử) vì vậy gọi là Đồng Tử Liêu.
Tên Khác:
Hậu Khúc, Ngư Vĩ , Thạch Khúc, Thái Dương, Tiền Quan.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 1 của kinh Đởm.Đồng tử liêu châm cứu huyệt Đồng tử liêu
+ Nhận hai mạch phụ từ kinh chính Thủ Thiếu Dương và Thủ Thái Dương.
Vị Trí:
Cách góc ngoài mắt 0, 5 thốn, chỗ lõm sát ngoài đường khớp của mỏm ngoài ổ mắt.
Huyệt Chi Câu



Huyệt Chi Câu có tác dụng Thanh Tâm hỏa, giáng nghịch, tuyên khí cơ, tán ứ kết. Chủ trị chi trên liệt, vai lưng đau, thần kinh gian sườn đau, họng đau, sốt cao, táo bón.
Vị Trí:
Trên lằn cổ tay 3 thốn, giữa khe xương trụ và xương quay, trên huyệt Ngoại Quan 1 thốn
Huyệt Dương Lăng Tuyền
Ý nghĩa tên huyệt: Huyệt ở chỗ lõm (giống con suối = tuyền) phía dưới đầu xương mác (giống hình gò má = lăng), lại ở mặt ngoài chân (mặt ngoài = dương), vì vậy gọi là Dương Lăng Tuyền.
Vị trí: Ở chỗ lõm phía trước và dưới đầu nhỏ của xương mác, nơi thân nối với đầu trên xương mác.
Đường kinh: Huyệt thứ 34 của đường kinh Đởm
Xoa bóp bấm huyệt: Khi xác định đúng huyệt, bấm vào sẽ thấy cảm giác căng tức, có thể có luồn điện chạy xuống bàn chân. Day bấm đều mỗi ngày, mỗi lần làm từ 1-3 phút
Tác dụng trị liệu:
- Huyệt được sử dụng trong trị liệu tất cả những vấn đề liên quan đến phần mềm toàn thân như đau nhức gân cơ, chuột rút, co cứng, yếu gấn cơ, tê bì, liệt, khó vận động…
- Chữa đau thần kinh hông to và những vấn đề vùng thắt lưng hông hoặc chi dưới, đầu gối
- Có tác dụng trị liệu những rối loạn mặt bên của cơ thể như đau vùng mạng sườn, co cứng cơ liên sườn, cảm giác ngực sườn đầy tức
- Chữa sốt, ớn lạnh, cảm giác đắng trong miệng
- Giúp điều hoà phần khí của can đởm, chữa buồn nôn, nôn, tiêu hoá kém, đầy bụng
Huyệt Ngoại Quan


Huyệt Ngoại Quan có tác dụng giải biểu nhiệt, khu đờm, thông khí trệ ở kinh lạc. Chủ trị chi trên liệt, thần kinh gian sườn đau, đầu đau, tai ù, điếc, cổ gáy cứng, sốt, cảm mạo.
Huyệt Hành Gian
Ý nghĩa tên huyệt: Hành kinh khí đi qua. Huyệt ở khoảng cách (quan) giữa ngón chân cái và ngón trỏ, vì vậy gọi là Hành Gian
Vị trí: Ép ngón chân cái sát vào ngón thứ 2, huyệt nằm ngay trên đầu kẽ của 2 ngón chân, về phía mu chân.
Đường kinh: Huyệt thứ 2 của đường kinh Can
Xoa bóp bấm huyệt: Có thể tự day bấm huyệt này mỗi ngày, mỗi lần day bấm từ 1-3 phút, thường những người hay cáu gắt hoặc mắc các chứng bệnh liên quan đến gan thì bấm huyệt này thường cảm giác đau tức nhiều.
Tác dụng trị liệu:
- Huyệt này thường được sử dụng mới mục đích thanh nhiệt của kinh can, đặc biệt trong những trường hợp người bệnh đặc biệt dễ bị kích thích, biểu hiện đỏ trên mặt, hai mắt và lưỡi
- Sử dụng trong trường hợp có biểu hiện nhiệt quá nhiều ở vùng bụng dưới ví dụ đi tiểu cảm giác nóng ở dương vật
- Với những người bị lạnh bàn tay hoặc bàn chân, huyệt hành gian có tác dụng làm ấm và giảm lạnh.
Huyệt Trung Đô


Chủ Trị:
Trị kinh nguyệt rối loạn, đau do thoát vị, các khớp chi dưới đau.
Day Bổ Các Huyệt
Huyệt Kỳ Môn
Huyệt Kỳ Môn có tác dụng Thanh huyết nhiệt, điều hòa bán biểu bán lý, hóa đờm, tiêu ứ, bình can, lợi khí. Chủ trị màng ngực viêm, gan viêm, ngực đau, thần kinh liên sườn đau.
Huyệt Chương Môn
Vị trí: Đứng thẳng, hai cánh tay áp sát người, tay co lên, ngón tay giữa ấn vào huyệt Khuyết bồn, nơi đầu khuỷu tay chạm vào là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Có tác dụng chữa chứng hư nhược của Tỳ, khí huyết ách tắc, u uất, chán ăn, khó tiêu, gan và lá lách sưng to.
Là một trong 3 huyệt quan trọng để trị đái tháo đường cùng với Địa cơ và Tam âm giao.
Tác động bằng cách day bấm, xoa, trà xát vùng huyệt, nên làm thường xuyên hàng ngày, cả hai bên cùng lúc.
Huyệt Túc Tam Lý
Ý nghĩa tên huyệt:
-
- Một truyền thuyết cho rằng: châm hoặc bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cho binh lính đi bộ được hơn 3 (tam) dặm (lý) (trên 5 km) mà không bị mỏi
- Một số nhà chú giải lại cho rằng Túc Tam Lý là nơi hội của 3 phủ: Đại Trường (ở trên), Vị (ở giữa) và Tiểu Trường (ở dưới) vì vậy mới gọi là Tam Lý
- Huyệt ở dưới lõm khớp gối 3 thốn, lại chữa 3 vùng trên, giữa và dưới của dạ dày (Vị), vì vậy gọi là Túc Tam Lý
Vị trí: Úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân, từ đó hơi xịch ra phía ngoài khoảng bằng 1 ngón tay trỏ là huyệt.
Đường kinh: Huyệt thứ 36 của đường kinh Vị
Xoa bóp bấm huyệt: Huyệt này có rất nhiều tác dụng và là một trong những huyệt thuộc nhóm dưỡng sinh nổi tiếng trên thế giới cùng với huyệt Dũng tuyền. Có thể day bấm thường xuyên hàng ngày, mỗi lần day bấm 1-3 phút mỗi bên hoặc day bấm hai bên cùng một lúc. Khi bấm đúng huyệt, sẽ thấy có một luồng điện chạy dọc xuống mu chân.
Tác dụng trị liệu:
- Bổ khí, bố huyết
- Tăng cường vệ khí (hệ miễn dịch) toàn thân vì thế giúp phục hồi và trị liệu các chứng bệnh như suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính lâu này, tiêu hoá kém, thể trạng suy nhược, đặc biệt là nếu hơ nóng huyệt bằng ngải cứu sẽ có tác dụng bồi bổ sức khoẻ rất tốt
- Trị hầu hết các chứng bệnh liên quan đến Tỳ vị như đau bụng, đau dạ dày, đầy bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, ợ hơi, tiêu chảy, táo bón, nấc
- Huyệt còn có tác dụng tốt trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến Phế (hô hấp) như: chức năng phổi giảm, hen, khó thở, ngáy trong khi ngủ
- Huyệt có tác dụng tốt với một số chứng bệnh liên quan đến cảm xúc và tinh thần, giúp giải phóng cảm xúc tiêu cực, tái tạo cảm xúc tích cực và duy trì sức khoẻ tinh thần.
Huyệt Tam Âm Giao
Ý nghĩa tên huyệt: Vì huyệt là nơi hội tụ của 3 kinh âm ở chân (Can, Tỳ, Thận) vì vậy gọi là Tam Âm Giao.
Vị trí: ở sát bờ sau – trong xương chày, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn.
Đường kinh: Huyệt thứ 6 của đường kinh Tỳ
Xoa bóp bấm huyệt: Day bấm huyệt bằng ngón tay cái, hoàn toàn có thể tự day bấm mỗi ngày. Khi bấm đúng huyệt sẽ có cảm giác căng tức nặng, mỗi lần day bấm khoảng 1-3 phút rồi chuyển sang chân bên kia làm tương tự.
Tác dụng trị liệu:
- Bổ phần âm, bổ phần huyết của cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị mọi chứng rối loạn liên quan đến Tỳ: như rối loạn tiêu hoá, ăn uống kém, đầy bụng khó tiêu, hoặc các chứng sa do tỳ khí hư
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt: kinh nguyệt không đều, mất kinh, thống kinh
- Hỗ trợ điều trị mất ngủ, đau tức ngực, mệt mỏi gây ra bởi cảm xúc, chóng mặt, cao huyệt áp
Huyệt Huyết Hải
Huyệt Huyết Hải có tác dụng điều huyết, thanh huyết, tuyên thông hạ tiêu. Chủ trị kinh nguyệt không đều, tử cung xuất huyết, phong ngứa, da viêm.
Huyệt Thái Khê
Ý nghĩa tên huyệt: Huyệt là nơi tập trung kinh khí mạnh nhất (thái) của kinh Thận, lại nằm ở chỗ lõm giống hình cái suối (khê), vì vậy gọi là Thái Khê
Vị trí: Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.
Đường kinh: Huyệt thứ 3 của đường kinh Thận
Xoa bóp bấm huyệt: Day bấm huyệt này thường xuyên mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khoẻ, mỗi lần day bấm từ 1-3 phút, có thể day bấm cả hai bên cùng một lúc.
Tác dụng trị liệu:
- Bổ thận
- Bệnh hen do thận suy – hít vào khó
- Trị viêm họng mạn tính do thận âm hư, chóng mặt, ù tai, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, ngủ nhiều
- Tăng cường chức năng thận trong trường hợp liệt dương, xuất tinh sớm, lưng gối đau mỏi, tiểu tiện nhiều lần.
- Hỗ trợ trị đau vùng thắt lưng dưới mạn tính
- Là huyệt điều trị tại chỗ khi đị đau mắt cá hoặc gót chân
Huyệt Âm Cốc
Tác Dụng: Trừ thấp, thông tiểu, tư Thận, thanh nhiệt, sơ tiết quyết khí, lợi hạ tiêu.
Huyệt chung cho hai thể
Thất ngôn, bấm tả các huyệt
Huyệt Á Môn
Vị trí :


Tác dụng
– Tại chỗ: Đau vùng gáy.
– Theo kinh: Đau cứng cột sống, chảy máu mũi không cầm.
– Toàn thân: Điên cuồng, mất tiếng đột ngột, câm , cứng lưỡi nói không rõ tiếng, lưỡi rụt, lưỡi teo.
– Trị câm:
Trong chứng câm dùng Á môn chữa lưỡi mềm, teo, nhẽo không nói được.
Liêm tuyền chữa lưỡi to, cứng không nói được.
Thiên đột thông thanh quản để dễ phát thanh.
Hợp cốc hạ nhiệt khai khiếu.
Đản trung để bổ khí đồng thời cường tráng cơ năng của tâm phế để xuất thanh
Thông lý là Lạc huyệt của Tâm dùng để khai tâm khiếu ra lưỡi cho dễ nói ra tiếng:
Bách hội thông tâm não.
Huyệt Liêm Tuyền
Huyệt Liêm Tuyền có tác dụng Lợi cuống hầu, trừ đờm khí, thanh hỏa nghịch. Chủ trị lưỡi rụt, lưỡi cứng, lưỡi mềm nhão, thở khó, nuốt khó, chảy nước miếng, họng viêm, amidal viêm, câm, mất tiếng.
Liệt Mặt Bấm Các Huyệt
Huyệt Quyền Liêu
Huyệt Quyền Liêu nằm ở dưới xương gò má, giao điểm của đường chân cánh mũi kéo ngang ra và bờ ngoài của mắt kéo thẳng xuống, dưới huyệt là bờ trước cơ cắn, nơi bám vào xương gò má.
Trị liệt mặt, cơ mặt co giật, răng đau, dây thần kinh sinh ba đau.
Huyệt Hạ Quan
Vị Trí:
Khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má, nơi góc phía trước của mỏm tiếp xương thái dương và lồi cầu xương hàm dưới.
Huyệt Hạ Quan có tác dụng Sơ phong, hoạt lạc. Chủ Trị răng đau, liệt mặt, thần kinh tam thoa đau, khớp hàm dưới viêm.
Huyệt Địa Thương
Vị Trí:
Cách khóe miệng 0, 4 thốn, hoặc trên đường ngang qua mép và rãnh mép mũi, nơi đan chéo của cơ vòng môi, cơ gò má lớn.
Huyệt Địa Thương có tác dụng Khu phong tà, thông khí trệ. Chủ trị liệt mặt, dây thần kinh tam thoa đau, chảy nước dãi.
Huyệt Giáp Xa
Vị Trí:
Cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức.
Huyệt Giáp Xa có tác dụng Sơ phong, hoạt lạc, lợi răng khớp. Chủ trị răng đau, liệt mặt, cơ nhai co rút, khớp hàm dưới viêm, tuyến mang tai viêm.
Huyệt Thừa Tương
Vị Trí:
Ở đáy chỗ lõm, chính giữa và dưới môi dưới, trên đường bổ dọc giữa hàm dưới.
Huyệt Thừa Tướng có tác dụng Điều hòa khí Âm Dương thừa nghịch, sơ phong tà ở răng, mặt, mắt.
Chủ trị miệng méo, mặt sưng, răng đau, lợi răng sưng, chảy nước miếng, đột nhiên mất tiếng, điên cuồng.
Huyệt Ế Phong
Vị Trí :
Phía sau trái tai, nơi chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm, sau mỏm nhọn cao nhất của trái tai, sát bờ trước cơ ức đòn chũm.
Tác Dụng:
Thông nhĩ khiếu, minh mục, khu phong tiết nhiệt.
Chủ Trị:
Trị điếc, tai ù, tai lãng, tuyến mang tai viêm, thần kinh mặt liệt.
Liệt Tay Bấm Tả Các Huyệt
Huyệt Giáp Tích c4-c7
Vị trí :
Lấy ở lưng và thắt lưng có 17 huyệt xếp theo hai hàng thẳng từ ngang mỏm gai đốt sống lưng 1 đến mỏm gai đốt sống thắt lưng 5, mỗi đầu mõm gai mỗi đốt sống ngang ra 0.5 tấc là một huyệt.
Chủ trị :
Huyệt Hiệp Tích từ 1 – 4 chủ trị bệnh vùng đầu
Từ đốt cổ 1 – 7 trị bệnh vùng cổ
Từ cổ 4 – lưng trị bệnh chi trên
Từ cổ 3 – 9 trị bệnh lồng ngực và bệnh nội tạng trong lồng ngực
Từ lưng 5 – đến thắt lưng 5, trị bệnh nội tạng trong ổ bụng
Từ lưng 11 – đốt cùng 2, trị bệnh tật vùng thắt lưng và xương cùng
Từ thắt lưng 2 – đốt cùng 2, trị bệnh tật ở chi dưới
Từ thắt lưng 1 – lưng cùng 4, trị bệnh các cơ quan hố chậu
Huyệt Tích Trung
Vị Trí :
Tại chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 11.
Chủ Trị:
Trị cột sống lưng đau, nấc, nôn ra máu, cơn đau dạ dầy, da vàng, tiêu chảy, lòi dom, động kinh.
Huyệt Kiên Tỉnh


Huyệt Tý Nhu
Huyệt Tý Nhu có tác dụng thông lạc, minh mục. Chủ trị vai đau, cánh tay đau, chi trên liệt, bệnh mắt.
Huyệt Kiên Trinh
Vị trí :
Đặt cánh tay lên hông sườn, huyệt ở mặt sau vai, từ đầu chỉ nếp nách thẳng lên 1 thốn hoặc chỗ lõm ở giao điểm đường dọc từ Kiên Ngung xuống và đường ngang qua lằn sau nách cách tuyến giữa lưng 6 thốn.
Chủ trị :
Trị quanh khớp vai và tổ chức phần mềm quanh khớp vai đau, cánh tay đau, chi trên liệt, mồ hôi nách ra nhiều.
Huyệt Cực Tuyền
Huyệt Cực Tuyền nằm ở chỗ lõm ở giữa hố nách, khe giữa động mạch nách, sau gân cơ nhị đầu và gân cơ quạ cánh tay. Trị cánh tay đau, chi trên liệt, khớp vai viêm, quanh khớp vai viêm, tim đau thắt.
Huyệt Khúc Trì
Huyệt Khúc Trì có tác dụng Sơ tà nhiệt, Giải biểu, Khu phong, Trừ thấp, Thanh nhiệt, Tiêu độc, Hòa vinh, Dưỡng huyết.
Chủ trị khuỷ tay đau, cánh tay đau, chi trên liệt, vai đau, sốt, cảm cúm, dị ứng, ngứa, da viêm, huyết áp cao.
Huyệt Thủ Tam Lý
Huyệt Thủ Tam Lý nằm dưới huyệt Khúc Trì 2 thốn, trên đường nối Khúc Trì và Dương Khê.
Tác dụng Khu phong, thông lạc, hòa Vị, lợi trường, tăng co bóp ở dạ dày. Trị vai và cánh tay đau, chi trên liệt, dạ dầy viêm loét, liệt nửa người.
Huyệt Chi Câu



Huyệt Ngoại Quan


Liệt Chân Bấm Tả Các Huyệt
Huyệt Giáp Tích D12 – L5


Huyệt Tích Trung


Huyệt Yêu Dương Quan – trị đau lưng
Vị trí:
Nằm sấp, xác định điểm cao nhất của xương cánh chậu, chỗ lõm tại giao điểm giữa đường nối hai điểm này với cột sống, dưới mỏm gai đốt thắt lưng 4 là huyệt.
Chủ trị :
Huyệt Yêu Dương Quan nằm ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 – 5, ngang với mào chậu. Trị vùng thắt lưng cùng đau nhức, liệt chi dưới, kinh nguyệt không đều, di tinh, liệt dương, ruột viêm mạn, hông sườn đau, thần kinh hông đau.
Huyệt Hoàn Khiêu
Vị Trí : Nằm nghiêng co chân đau ở trên, chân dưới duỗi thẳng, huyệt ở vị trí 1/3 ngoài và 2/3 trong của đoạn nối điểm cao nhất của mấu chuyển lớn xương đùi và khe xương cùng. Hoặc nằm sấp, gấp chân vào mông, gót chân chạm mông ở đâu, đó là huyệt.
Tác Dụng: Thông kinh lạc, tiêu khí trệ.
Chủ Trị: Trị chi dưới liệt, khớp háng viêm, thần kinh tọa đau, cước khí.
Huyệt Thừa Phù


Vị trí : Điểm giữa nếp lằn chỉ mông.
Chủ Trị: Trị thần kinh tọa đau, chi dưới liệt.
Huyệt Trật Biên


Huyệt Trật Biên nằm ngang lỗ xương cùng thứ 4, cách Đốc Mạch 3 thốn, cách Trung Lữ Du 1, 5 thốn. Trị thần kinh tọa đau, chi dưới liệt và tê đau, bệnh ở phần hậu môn, sinh dục.
Huyệt Ân Môn


Chủ Trị: Trị lưng và đùi đau, thoát vị đĩa đệm, chi dưới liệt.
Huyệt Thừa Sơn


Tác Dụng: Thư cân lạc, lương huyết, điều phủ khí.
Chủ Trị: Trị cơ bắp chân co rút, thần kinh tọa đau, chi dưới liệt, gót chân đau, trĩ, trực trường sa.
Huyệt Côn Lôn
Vị Trí : Tại giao điểm của bờ ngoài gót chân và đường kéo từ nơi cao nhất của mắt cá chân, chỗ lõm giữa khe gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài, trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chầy.
Tác Dụng: Khu phong, thông lạc, thư cân, hóa thấp, bổ Thận, lý huyết trệ ở bào cung.
Chủ Trị: Trị khớp mắt cá và tổ chức mềm chung quanh bị sưng đau, thần kinh tọa đau, lưng đau, chi dưới liệt, nhau thai không xuống.
Huyệt Thượng Cự Hư
Vị Trí : Dưới mắt gối ngoài (Độc Tỵ) 6 thốn, phía ngoài xương mác 1 khoát ngón tay, dưới huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) 3 thốn.
Tác Dụng: Lý trường, hòa Vị, thanh thấp nhiệt, tiêu trệ, điều khí.
Chủ Trị: Trị bụng đau, tiêu chảy , ruột thừa viêm, liệt chi dưới.
Huyệt GIải Khê
Vị Trí : Huyệt giải khê nằm ở chỗ lõm trên nếp gấp trước khớp cổ chân, giữa 2 gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài ngón chân cái.
Tác Dụng: Hóa thấp trệ, thanh Vị nhiệt, trợ Tỳ khí, định thần chí.
Chủ Trị: Trị tổ chức mềm quanh khớp cổ chân bị viêm, cơ cẳng chân teo, não thiếu máu, thận viêm.
Huyệt Khâu Khư
Vị Trí : Ở phía trước và dưới mắt cá ngoài chân, nơi chỗ lõm của khe xương cạnh nhóm cơ duỗi dài các ngón chân, hoặc từ ngón chân thứ 4 kéo thẳng lên mắt cá gặp chỗ lõm hoặc lấy ở chỗ lõm giữa huyệt Thân Mạch và huyệt Giải Khê, ấn vào thấy tức.
Tác Dụng: Khu phong tà ở bán biểu bán lý, hóa thấp nhiệt.
Chủ Trị: Trị cẳng chân đau, khớp mắt cá chân đau, ngực đầy tức.
Huyệt Địa Ngũ Hội
Vị Trí : Ở trong khoảng gian đốt xương bàn chân thứ 4 và 5, chỗ lõm trước gân cơ duỗi ngón út và cơ duỗi chung các ngón chân, cách huyệt Túc Lâm Khấp 0, 5 thốn.
Chủ Trị: Trị tuyến vú viêm, vùng nách đau, tai ù.
Liệu trình điều trị
– Xoa bóp 30 phút/lần/ngày
– Một liệu trình điều trị từ 15 – 30 ngày, tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh. Có thể điều trị nhiều liệu trình.